“Chúng tôi đã trả tiền để tiếp tục chôn cha ở đó từ 4 năm trước. Nhưng đến bây giờ, chúng tôi không đủ khả năng thuê tiếp”, Katerina buồn bã nói. “Hãy tưởng tượng, bạn từng nhìn thấy người mình yêu thương và bây giờ ông ấy chỉ là một bộ xương. Điều đó không khác gì một đám tang thứ hai cả”.
Trong hơn 50 năm qua, dân số đô thị Hy Lạp bùng nổ mạnh. Hơn một nửa dân Hy Lạp hiện đang sống tại hai thành phố lớn là Athens và Thesaloniki. Nghĩa trang bị cô lập, không có đất mở rộng. Đó là lý do nghĩa trang hiện nay ra quy định về phí thuê mộ, thường kéo dài 3 năm. Và theo sự trượt giá, tiền thuê cũng tăng dần.
Ông Petros Bakirzis, một thợ đào huyệt tại nghĩa trang cho biết, trung bình có 15 ngôi mộ bị khai quật mỗi tuần. Đầu tiên sẽ là máy đào huyệt, rồi đến Bakirtzis nhảy xuống hố, chuyển thi thể lên. Nhiều gia đình còn không dám đến xem cuộc khai quật.
“Thật may mắn là thi thể này đã bị phân hủy hoàn toàn. Tôi chỉ lo mình sẽ nhìn thấy thứ gì đáng sợ”, Bakirtzis nói khi đang thu thập phần hài cốt trong mộ lên. Một chiếc tất đen cùng chiếc giày được lấy ra ngoài, bên trong vẫn còn một xương ống chân. Toàn bộ hài cốt được đặt lên một tờ giấy trắng, quần áo được để sang một bên.
“Việc nhìn thấy hài cốt không khác gì một đám tang thứ hai”, Kateria đã khóc khi phải khai quật mộ của cha cô
Hài cốt được để trong hộp và lưu giữ trong một tòa nhà. Tuy nhiên, người nhà cũng phải trả tiền thuê chỗ lưu hài cốt.
Còn tại Hy Lạp, sau khi ngôi mộ bị khai quật, xương được rửa sạch, đặt trong hộp kim loại và đưa vào trong nhà lưu giữ hài cốt nghĩa trang. Thỉnh thoảng, người thân được phép lấy hài cốt ra khỏi hộp để tỏ lòng thành kính.
Nhưng ngay cả chỗ để hài cốt cũng mất phí. Nhiều gia đình không thể lo được tiền thuê chỗ để hài cốt. Trong trường hợp đó, hài cốt sau khi quật lên sẽ được ném xuống một “hố tiêu hóa”, thực chất là một ngôi mộ tập thể được đào ngầm dưới nghĩa trang. Chẳng có lễ, chẳng có trật tự, người đào huyệt chỉ đơn giản là ném hài cốt lẫn lộn.
Nếu không có tiền, hài cốt sẽ bị ném xuống hố chôn tập thể.
Ngay cả việc chi phí cho tang lễ cũng đã được tính toán từ trước. Người Hy Lạp thường coi việc làm đám tang là điều đáng tự hào. Tuy nhiên, với kinh tế khó khăn, nhiều người đang cân nhắc việc dành tiền xin việc cho con cái hơn là tổ chức đám tang lớn cho cha mẹ. Thậm chí, nhiều người còn không dám đến nhận xác người thân vì sợ phải chi tiền đám tang.
“Thật đau lòng khi nhiều gia đình không thể trả tiền cho đám tang của người thân. Ở Hy Lạp, đây vốn là một điều thiêng liêng. Nhưng khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều gia đình không muốn che giấu sự nghèo khó của mình”, ông Maria Tsikaloudaki thuộc Bệnh viện Đa khoa Attiko nói.
Nhiều nghĩa trang thậm chí còn không muốn nhận người nghèo vì họ sẽ mất một hầm mộ miễn phí trong vòng 3 năm.
“Vài năm trước, bệnh viện chúng tôi phải giữ một thi thể trong nhiều tháng vì không một nghĩa trang nào nhận. Phải đến khi bệnh viện dọa sẽ đưa thi thể đến Văn phòng Thị trưởng thành phố thì nghĩa trang mới miễn cưỡng tiếp nhận”, Giám đốc bệnh viện Attiko nói.
“Mẹ tôi không muốn những con côn trùng ăn thịt bà”, ông Boutaris kể lại. “Tôi còn giữ tro của vợ trong tủ. Mỗi ngày, khi lấy quần áo, tôi đều cúi đầu chào vợ”.