Nguy cơ bùng phát nhiễm virus Zika

GD&TĐ - Singapore và nhiều nước trong khu vực ghi nhận sự lưu hành của virus Zika. Bên cạnh đó, số ca mắc liên tục được phát hiện ở các nước khiến các chuyên gia dịch tễ lo ngại về khả năng bùng phát dịch bệnh. 

Nguy cơ bùng phát nhiễm virus Zika

Các nước khu vực Đông Nam Á đã tổ chức họp trực tuyến cấp Bộ trưởng Bộ Y tế để cùng tìm cách ứng phó.

Lưu hành ở nhiều nước

Theo nhận định của lãnh đạo y tế các nước, Zika đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, virus Zika có mặt ở 72 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Đông Nam Á, virus Zika đã lưu hành tại một số nước (Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam)… Đặc biệt, tại Singapore, từ cuối tháng Tám đến nay đã có 396 trường hợp nhiễm Zika.

Tại Việt Nam, theo ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay, hệ thống y tế đã xét nghiệm 2.672 mẫu bệnh phẩm tại 45 tỉnh, thành phố, trong đó, phát hiện 3 trường hợp nhiễm Zika. Đây là 3 bệnh nhân không có tiền sử đi về từ vùng dịch. Điều này cho thấy, Việt Nam đã có sự lưu hành virus Zika trong cộng đồng.

Cũng theo ông Đặng Quang Tấn, kết quả giải trình tự gen cho thấy, mẫu virus của bệnh nhân tại Khánh Hòa có nguồn gốc châu Á và mẫu virus của bệnh nhân ở TPHCM có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ngoài ra, có 3 trường hợp là công dân nước ngoài ủ bệnh trong thời gian ở Việt Nam.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, tới đây, có thể tiếp tục gia tăng các trường hợp mắc virus Zika do Việt Nam đã lưu hành virus Zika trong cộng đồng.

Sự giao lưu thuận lợi giữa các những nước Đông Nam Á là nguy cơ rất lớn khi các trường hợp bị nhiễm virus Zika sau khi từ các nước trong khu vực trở về, sẽ là nguồn truyền bệnh cho gia đình và cộng đồng.

Cho đến thời điểm này, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi sự lây lan của virus Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp bởi liên quan đến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ thần kinh ở người lớn. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo về khả năng tiếp tục lan truyền của dịch bệnh.

Cùng phòng chống

Với việc Việt Nam đã ghi nhận ít nhất 5 trường hợp mắc bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ biện pháp phòng dịch như phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cùng các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá nguy cơ, cập nhật kế hoạch, hướng dẫn giám sát và các biện pháp phòng chống phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Đồng thời triển khai sử dụng test chẩn đoán Trioplex để giám sát sàng lọc cùng lúc 3 bệnh Zika, sốt xuất huyết, Chikungunia để phát hiện nhanh các trường hợp mắc bệnh nghi ngờ do virus Zika.

Để kiểm soát sự xâm nhập của dịch, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, các Trung tâm Y tế dự phòng có hoạt động kiểm dịch tăng cường giám sát, truyền thông phòng chống bệnh do virus Zika tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ các đối tượng về từ các quốc gia đang bùng phát, lưu hành dịch bệnh Zika, để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, tổ chức cách ly, tư vấn các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Thiết lập hệ thống giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh trên hệ thống các đơn vị sản – nhi…

Từ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, Bộ trưởng Tiến cho rằng, các nước trong khu vực cần tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực về virus Zika với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và các cơ chế hiện có để kịp thời chia sẻ thông tin giữa các nước trong khu vực, nhằm có được sự đánh giá nguy cơ một cách chính xác.

Kiểm soát tốt nguồn lây bệnh, tăng cường mạng lưới cũng như năng lực các phòng xét nghiệm và truyền thông nguy cơ để người dân cùng vào cuộc.

Đến nay cho dù chưa có nước nào trong khu vực khuyến cáo hạn chế hay cấm du lịch, đi lại để phòng Zika song, Bộ Y tế nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh giám sát các hành khách nhập cảnh, nhất là các trường hợp đi về từ vùng dịch; đẩy mạnh giám sát Zika tại các cơ sở y tế, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nếu nghi ngờ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.