Nguồn sống sau thảm họa

GD&TĐ - Những cuộc phun trào của núi lửa có thể gây ra nỗi sợ hãi tột cùng cho con người, nhưng trên thực tế, núi lửa cũng mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. 

Nguồn sống sau thảm họa

Theo các nhà khoa học, sự nóng lên của Trái đất trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay không nhanh như họ nhận định là nhờ các hợp chất hóa học phun ra trong quá trình phun trào của núi lửa trên toàn cầu.

Và một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. “Nghiên cứu này cho thấy khí thải từ những vụ núi lửa phun trào từ nhỏ tới vừa đã giúp làm chậm quá trình nóng lên của Trái đất”, Ryan Neely, người thực hiện nghiên cứu này như một phần trong luận án tiến sỹ của mình tại đại học Colorada, Boulder nói.

“Phát hiện này cho thấy các nhà khoa học cần để tâm nghiên cứu tới những dạng phun trào núi lửa khi nghiên cứu thay đổi khí hậu hơn. Tuy nhiên, những núi lửa hoạt động lâu không có khả năng cân bằng được tình trạng nóng lên của Trái đất bởi khí thải từ hoạt động của núi lửa có lúc lên, lúc xuống, trong khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động của con người thì chỉ có tăng lên”, Brian Toon, Giáo sư tại đại học Colorado nói.

Theo giáo sư Toon, hoạt động của những núi lửa lớn có ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng “làm mát” nhiệt độ toàn cầu, như núi Pinatubo ở Philippines, phun trào năm 1991, với một lượng khí sulfat dioxide thải vào tầng bình lưu đủ để làm Trái đất giảm đi 0,55 độ C và “làm mát” Trái đất trong vòng 2 năm.

Không chỉ "hạ hỏa" cho Trái đất, núi lửa còn có nhiều lợi ích khác nữa. Cụ thể, đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên, nhưng khi các khối đá này nguội đi thì vẫn không tỏ ra hữu dụng với các loài cây trồng. Phải mất hàng ngàn năm, các khối đá núi này mới bị bể vụn ra do tác động của thời tiết tạo thành một lớp đất hết sức màu mỡ.

Vùng thung lũng Vết đứt gãy châu Phi, khu vực núi Elgon (Uganda), và khu vực Naples (gồm cả núi Vesuvius, Italia) có diện tích đất đai màu mỡ hơn cả, là do kết quả từ hai vụ phun trào dung nham cách đây 35.000 năm và 12.000 năm. Cả hai vụ phun trào này để lại một lớp bột tro dày đặc và đá núi lửa qua ngàn năm vỡ vụn mà thành. Ngày nay, đây là nơi thu hoạch những vụ mùa bội thu với các sản phẩm nông nghiệp hoàn hảo là nho, rau củ quả, cam, chanh, dược thảo, hoa và thịnh vượng nhất là canh tác cà chua.

Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều khoáng sản khác nhau tại các địa phương khác nhau có núi lửa hiện đang hoạt động. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa.

Hầu hết các thành phần khoáng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng, vàng, bạc, chì và kẽm đều có mối quan hệ với các khối đá nằm ẩn sâu bên dưới các núi lửa đã tắt. Các ngọn núi lửa đã tắt này là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Các ngọn núi lửa đã tắt và đang hoạt động đều có cùng giai đoạn khoáng hóa, chúng đem lại cho nhân loại nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào. Các loại khí nóng phun lên mặt đất thông qua các lỗ khí cũng mang lại cho con người các khoáng chất, đặc biệt là sulphur ở dạng đặc và cứng. Dân cư tại các núi lửa này tha hồ nhặt sulphur đặc và đem bán kiếm lời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.