Nguồn gốc của từ OK

Nguồn gốc của từ OK

Thông dụng như vậy nhưng cho tới nay nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của nó vẫn còn trong vòng tranh luận. Dưới đây là một vài giả thuyết.

Từ một chiến dịch tranh cử

Nhiều người cho rằng, OK phát xuất từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ, Martin Van Buren. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có thể nó khởi nguồn từ rất lâu trước đó.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1840, Tổng thống đương nhiệm Martin Van Buren phải đối mặt với những khó khăn nhằm duy trì quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa trước đối thủ nặng ký là William Henry Harrison, một anh hùng thời chiến được nhiều người biết đến. Ông này đã tung ra một khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử, tạo ấn tượng mạnh và lôi cuốn đông đảo cử tri.

William Henry Harrison và ứng cử viên Phó Tổng thống John Tyler đã tập hợp được sự ủng hộ của những người đi bỏ phiếu, bằng cách nhắc công chúng nhớ về chiến thắng của Harrison trước người da đỏ tại sông Tippecanoe, qua khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử “Tippecanoe và Tyler, too”. Họ cũng tỏ ra nhún nhường khi nói về nguồn gốc xuất thân để lấy lòng giới bình dân và trung lưu.

Để cạnh tranh với sự nhạy bén của Harrison, Van Buren cũng tạo ấn tượng bằng sinh quán của mình, và những người ủng hộ bắt đầu gọi ông là “Old Kinderhook”, ám chỉ quê hương ông ở Kinderhook, ngoại ô New York. Sau đó, các ủng hộ viên lập ra “Câu lạc bộ O.K” trên các bang để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông với khẩu hiệu “Vote for O.K!” (Hãy bỏ phiếu cho Old Kinderhook).

Khi cuộc bầu cử đến gần, Harrison lại tung ra một chiến dịch bôi nhọ, chống lại cố vấn Andrew Jackson của Van Buren. Trong một bài xã luận trên tờ New York Morning Herald, tác giả đã nhận xét ác ý về trình độ học vấn cùng trí thông minh của Jackson, khi cho rằng ông là người không biết đánh vần, viết sai chính tả, thể hiện cụm từ “all correct” (tất cả đều đúng) thành “ole kurrekt” và viết O.K trên các tài liệu của tổng thống để chỉ sự nhất trí của ông. Mặc dù điều này không đúng sự thật nhưng sự lan truyền của nó cũng mang lại hiệu quả mong muốn cho kẻ chủ mưu. Từ O.K bắt đầu xuất hiện nhiều trên báo chí và trên cửa miệng của mọi người.

Từ cuộc đấu súng

“Okay” có thể không phải là từ hoàn toàn của người Mỹ. Một số nhà từ nguyên học lưu ý rằng, thuật ngữ này nghe giống như cụm từ ola kala của người Hy Lạp, với nghĩa “tốt đấy”. Không chỉ Hy Lạp, trong tiếng Scotland cũng có từ och aye, tiếng Pháp có au quai, tiếng Phần Lan, oikea, tiếng Mandingo, O ke, tiếng của bộ lạc da đỏ Choctaw, okeh… cũng thể hiện sự đồng ý, hài lòng.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng “okay” được dùng phổ biến trong các nô lệ ở Mỹ đến từ Tây Phi.   

Giả thuyết khác về nguồn gốc của OK cho rằng, nó phát xuất từ cuộc đấu súng nổi tiếng năm 1881 diễn ra tại O.K Corray, Tombstone, bang Arizona. Thời ấy, Tombstone là thị trấn khá giàu có nhờ phong trào đổ xô tìm bạc ở vùng Tây Nam nước Mỹ những năm sau 1877. Nó là miền đất hứa cho những người tìm kiếm cơ hội làm giàu, nhưng cũng là thị trấn đầy bạo lực và bất ổn, do dân tứ xứ đổ về đây lập nghiệp. 

Cuộc đấu súng này đã cho thấy sự hỗn loạn và tình trạng vô luật pháp ở biên giới phía Tây thời bấy giờ. Những tin tức tường trình vụ xả súng trên các tờ báo ở khu vực bờ Đông, đã biến O.K Corral thành một điểm nóng trên cả nước và O.K được mọi người nhắc đến để ám chỉ tình trạng bạo lực.

Từ trò đùa của giới trẻ

Nguồn gốc của từ OK ảnh 1
Ngày nay, OK đã phổ biến khắp thế giới.

Trò đùa ác ý của Harrison về nhóm từ “ole kurrekt” thực tế cũng có một vài cơ sở nhưng không phải là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Vào những năm 1800, giới trẻ có giáo dục thường tự tiêu khiển bằng cách cố ý viết sai chính tả các nhóm từ phổ biến, sau đó rút ngắn chúng thành các từ viết tắt, coi đó là một trò vui.

Năm 1963, trên tạp chí American Speech, một chuyên gia từ nguyên học nổi tiếng, GS Allen Walker Read, đã đăng công trình nghiên cứu của ông về từ này. Theo đó, sở thích dùng từ viết tắt đã phát triển mạnh ở Boston bắt đầu vào mùa hè năm 1838. Read đã tìm thấy từ OK được ghi lại sớm nhất trên tờ Boston Morning Post ngày 23/3/1839, trong bài báo kể về một nhóm kỳ quặc có tên là Chống Hiệp hội rung chuông (ABRS). Lý do họ đưa ra là phải có luật liên quan đến việc thay đổi tiếng chuông báo bữa ăn tối. Trong bài báo, dường như từ O.K được sử dụng như hình thức viết tắt của cụm từ “oll korrect”, một dạng hài hước của “all correct”, cũng giống như ngày nay người ta thường hay viết tắt trên Internet vậy.

Sau đó, những tờ báo khác cũng bắt chước kiểu này, có lẽ nhằm thu hút các độc giả trẻ.

Từ chữ đầu tiên của tên người

Nguồn gốc OK có thể thuộc ngôn ngữ cổ và trong chiến dịch tranh cử Tổng thống ở Mỹ, tuy nhiên truyền thuyết đô thị đã nối kết nó với các chữ cái đầu theo tên của một cá nhân.

Có câu chuyện kể rằng, một công nhân đường sắt tên là Obediah Kelly, chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp tất cả hàng hóa đi qua khu vực mà mình phụ trách, rồi ký lên các tài liệu với tên viết tắt (O.K).

Theo các nguồn tài liệu khác, từ này bắt nguồn từ món bánh quy của quân đội, được sản xuất bởi một nhà doanh nghiệp có tên là Orrin Kendall. Bánh được chở bằng tàu đến cho các binh lính trong thời nội chiến, có mang tên viết tắt của Orrin Kendall (O.K).

Những người khác thì tin rằng cụm từ này ám chỉ lãnh tụ da đỏ thuộc bộ tộc Choctaw huyền thoại tên là Old Keokuk, người nổi tiếng vào những năm 1800, khi truyền thông tán dương ông đã tuân thủ các giới hạn của chính phủ mà không gây ra sự ồn ào, lộn xộn nào. Quan điểm của ông lúc đó là những người da đỏ bản địa có thể phát triển tương tự như người da trắng, miễn là họ làm theo mọi thứ mà chính phủ đòi hỏi.

Điều này, trớ trêu thay, đã không OK!

Theo Historydaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.
Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.