Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua, từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.
Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt.
Có lẽ bởi vậy mà hương thơm của lá mùi già đọng lại rất lâu. Tắm xong, cả nhà vẫn phảng phất hương đến vài ba ngày Tết. Người ta thường mua mùi già về tắm vào khoảng ngày 29 hay 30 tháng Chạp.
|
Vào những ngày cuối năm, những xe chở mùi già xuất hiện rất nhiều trên các con phố lớn nhỏ. |
|
Đã là truyền thống nên lá mùi già luôn là mặt hàng bán chạy trong những ngày cuối năm, đặc biệt là ngày 30 Tết. |
|
Không chỉ là một phong tục lâu đời, việc tắm bằng nước cây mùi già còn có tác dụng rất tốt về sức khỏe. |
|
Trong Đông y, hạt mùi già có tác dụng tán thúc đậu sởi (bay nốt thủy đậu), trừ tà khí, khu phong, long đờm, chữa dạ dày, lợi tiểu. |
|
Nước mùi già đun lên có thể tắm thường xuyên, tốt cho người có bệnh ngoài da nhờ tính sát khuẩn tốt. |
|
Cây mùi già đun lấy nước để tắm giúp mềm mại và sáng da. Dùng nước mùi già gội đầu giúp tóc bóng đẹp, bớt rụng tóc... |
|
Mỗi bó mùi có giá dao động từ 10 đến 20.000 đồng tùy số lượng. |
|
Mùi già thường được trồng ở ngoại thành và vận chuyển vào nội đô từ sáng sớm. |
|
Không chỉ mùi già, nhiều nơi còn bán cả những bó lá để xông, phục vụ nhu cầu của người dân. |