Vì sao phải tắm lá mùi già vào ngày 30 Tết?

Vì sao phải tắm lá mùi già vào ngày 30 Tết?

Theo Wikipedia, cây mùi còn được biết đến với các tên gọi như: Ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, ngổ, ngổ thơm, nguyên tuy, hương tuy.

Cây mùi thân thảo, sống hàng năm thuộc họ hoa tán, và rất thân thuộc trong các món ăn của người Việt cũng như bài thuốc bởi nó là loại cây rau sống, cây gia vị và là cây thuốc.

cây mùi chứa nguồn vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, sắt, mangan và natri.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các công dụng của ngò rí đối với sức khỏe mà 1 số công dụng rất phổ biến như: Ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, khả năng chống viêm cao, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu, hỗ trợ và cải thiện sức khỏe xương, chống oxy hóa cao, hỗ trợ và điều hòa kinh nguyệt...

Vì vậy, cây mùi ngoài sử dụng làm rau sống, gia vị thì khi cây mùi già, ra hoa, kết trái còn được lấy về để tươi, hoặc phơi khô dùng làm sản phẩm tắm.

Cây mùi không chỉ là gia vị trong món ăn, không chỉ đơn thuần là vị thuốc, cây mùi còn mang một ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của người Việt.

Vì sao phải tắm lá mùi già vào ngày Tết?

Theo đó, từ ngày xa xưa, hàng năm, cứ đến chiều 30 Tết là người Việt lại mua lá mùi già về đun nước tắm bởi theo quan niệm dân gian thì tắm nước mùi sẽ giúp xua đi những điều không may của năm cũ, giúp cơ thể được sạch sẽ, sảng khoái, thanh lọc để đón những niềm vui trong năm mới.

Theo đó, cây mùi dùng để nấu nước tắm phải là cây mùi già đã trổ hoa, kết trái. Từ rễ, thân cây và quả được sử dụng để đun nước và khi đun lên sẽ có mùi rất đặc biệt, vừa nồng ấm lại vừa có vị ngan ngát đặc trưng để xua đi những điều xui xẻo, không may mắn.

Và có nơi còn gọi việc tắm nước mùi già vào ngày 30 Tết là “Tục tẩy trần đêm tất niên”.

Cách nấu nước lá mùi già để tắm vào ngày 30 Tết

Tùy vào số lượng người sử dụng để chuẩn bị cây mùi già và nguyên liệu nấu nước tắm.

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị các vật liệu như: Muối, gừng, cây mùi già. Sau đó rửa thật sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng. Tiếp đó, khi cây mùi già được rửa sạch rồi thì các bạn cuộn bó lá mùi lại sao cho vừa trong lòng nồi, rồi cho gừng và cuối cùng là đổ nước gần đầy nồi, bắc lên bếp đun sôi.

Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm. Ngoài ra, có thể tận dụng lá mùi đã đun để làm thơm nhà bằng cách đổ vào nồi một chút nước, đun lửa nhỏ (đủ để nước bốc hơi).

Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải ai cũng có thể tắm được lá mùi già. Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, cây mùi ngoài tác dụng là món ăn rau sống, gia vị thì còn có tác dụng là vị thuốc nam, vì vậy những người bị các bệnh như bệnh viêm da, người đã ăn no, trẻ mắc sởi hay thủy đậu và trẻ sơ sinh thì không nên tắm lá mùi già.

Theoinfonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.