Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Lá và hạt chứa tinh dầu gây kích thích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.
Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt.
Hương của lá cây mùi tạo cho ta cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng, dễ chịu. Nhiều người lý giải rằng, lý do là bởi lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Nước lá mùi có công dụng diệt khuẩn rất tốt, làm sạch da, thơm và mịn màng làn da.
Trước khi sử dụng lá mùi tắm chúng ta cần rửa sạch lá đun sôi để tránh nhiễm khuẩn. Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.
Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng. Trước khi tắm lá mùi hay bất cứ loại lá nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
Bên cạnh đó, trong khi tắm nếu dùng lực kỳ cọ mạnh còn có thể gây trầy xước, lở loét, viêm nhiễm da nghiêm trọng.
Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước nóng lạnh để tắm được thoải mái hơn.
Theo các chuyên gia, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.
Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mạn tính vì có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những người vừa ăn no không nên tắm nước lá mùi già vì dễ làm mạch máu căng lên, có thể gây thiếu máu ở khoang bụng, tim và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Chính điều này có thể dẫn đến nguy cơ chóng mặt, tim đập nhanh. Thêm nữa, người chưa ăn gì, bụng đói cồn cào, trống rỗng cũng không nên tắm lá mùi già vì dễ gây suy kiệt, ngất xỉu do cơ thể hạ huyết áp.
Cần lưu ý, khi sử dụng mùi già để tắm thì không nên pha nước tắm lá mùi già quá đặc, hãy hòa loãng thêm nước ấm hoặc nước mát. Trước khi nấu nước lá mùi thì nên rửa thật sạch để loại bỏ hết các tạp chất, vi khuẩn bám trên bề mặt lá.