Người dạy lớp xoá mù chữ phải biết nhẫn nại, kiên trì

GD&TĐ - Khi học viên tiến bộ, cô Triệu Thuỳ Dương đã mua những món quà nhỏ để dành tặng học viên nhằm khích lệ người học cố gắng hơn nữa.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn.
Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn.

Xem học viên như người bạn

Năm 2023, xã Lương Năng (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đã tuyên truyền, vận động mở được hai lớp xoá mù chữ với 15 học viên chữ biết chữ tham gia. Trong đó lớp mức độ 1 có 7 học viên; lớp mức độ 2 có 8 học viên. Lớp học xoá mù chữ chủ yếu là dân tộc thiểu số Nùng và Tày.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy lớp xoá mù chữ ngoài các giáo viên đến từ trường mầm non, trường tiểu học và THCS, Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan còn vận động giáo viên đã về hưu tình nguyện tham gia dạy.

Cô Triệu Thùy Dương, Trường TH & THCS Trấn Ninh (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ: “Khi tham gia giảng dạy lớp xoá mù chữ, giáo viên phải chuẩn bị tâm lý giảng dạy cho học viên lớn tuổi, nhiều trình độ khác nhau và phương pháp dạy linh hoạt dựa trên tình hình thực tế của người học.

Song song với đó, tôi phải lắng nghe, động viên, tôn trọng học viên trong quá trình học tập. Đối với những phần kiến thức khó, tôi nhẫn nại, trao đổi khi học viên chưa hiểu thậm chí có thể dạy đi dạy lại đến nhiều lần một bài học.

Lớp học xoá mù chữ có trình độ học viên khác nhau chưa kể học viên đang trong tuổi lao động, khoảng cách đi lại của khá xa. Nhiều viên không có phương tiện đi lại do đó để duy trì sĩ số đó là một thách thức lớn”.

Theo cô Thuỳ Dương, những lớp học đặc biệt như thế này người đứng lớp phải linh hoạt giờ giấc lên lớp, giao bài tập về nhà sau các buổi học, kiểm tra đánh giá vào đầu buổi học tiếp theo.

“Khi học viên tiến bộ, tôi dùng những lời động viên, khuyến khích hay tặng những món quà nhỏ như bút, vở, giầy dép nhằm tiếp thêm động lực cho học viên đi học. Cũng chính vì thế, sau một thời gian học, mỗi giờ giải lao học viên cùng chia sẻ về gia đình, cuộc sống… từ đó cô trò hiểu nhau hơn”, cô Thuỳ Dương nói.

Sau mỗi giờ tan học của học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở xã An Sơn, huyện Văn Quan, Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Sau mỗi giờ tan học của học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở xã An Sơn, huyện Văn Quan, Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Tích cực tuyên truyền

Theo thầy Lương Đình Huê – Hiệu trưởng Trường THCS Lương Năng (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn), để học viên đi học đầy đủ,trường phối hợp với chính quyền địa phương, cán bộ văn hoá xã, Trung tâm học tập cộng đồng phân công xuống trực tiếp tận thôn, bản và những gia đình có người bị mù chữ để tuyên truyền vận động về trách nhiệm của học viên. Đồng thời, chúng tôi phân tích cho người dân hiểu lợi ích của việc biết chữ. Và, chúng tôi lựa chọn thời gian đi vận động thường vào buổi trưa, chiều tối lúc đó người dân đã đi làm về.

Theo chia sẻ của bà Phan Mỹ Hạnh – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn, trong những năm qua công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm vào cuộc.

Đặc biệt, Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn luôn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xóa mù chữ. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch xóa mù chữ, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xóa mù chữ.

Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các Trung tâm học tập cộng đồng tích cực điều tra, tổng hợp, phân tích tình hình thực tiễn, triển khai tuyên truyền, huy động tối đa học viên tham gia học xóa mù chữ, xác định công tác xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành.

Theo đó, Sở GD&ĐT đã đưa các giải pháp đẩy mạnh công tác xoá mù chữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cụ thể là: tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách hỗ trợ đối với những người học, cán bộ, giáo viên tham gia công tác xóa mù chữ;

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân về công tác xóa mù chữ.

“Không chỉ vậy, giáo viên tham gia giảng dạy là người tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngại khó, ngại khổ. Đặc biệt, họ vừa vai trò là người thầy, vừa là bạn của học viên để đồng hành với người học”, thầy Lương Đình Huê, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Năng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.