Hành muối là món ăn truyền thống của gia đình Việt. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một hũ hành để ăn cùng bánh chưng, thịt đông...
Cách làm:
Khi mua hành về, bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng. Vớt hành ra, bóc lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành để tránh bị nhũn, ủng. Để hành khô ráo nước.
Ta cho hành vào lọ thủy tinh cùng khoảng 200g muối, xóc đều và để trong khoảng 2-3 ngày. Thỉnh thoảng xóc đều lọ để hành ra bớt nước đen. Sau đó, đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.
Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Ớt bỏ hạt cắt lát. Sau đó ta pha đường với nước ấm cùng chút muối rồi đổ vào lọ, nếm thử cho vừa độ mặn ngọt. Tiếp tục đổ hành và gừng, ớt vào đảo đều.
Đậy kín lọ, để trong khoảng 7-10 ngày là bạn đã có thể lấy hành ra ăn đưược rồi.
Những người không ăn hành muối
Dù hành muối rất có lợi cho sức khỏe, nhưng loại thực phẩm này không nên ăn nhiều. Đặc biệt, nếu hành muối để quá lâu đến mức nước hành nổi váng thì không nên ăn.
Do hành muối là thực phẩm nên men và có rất nhiều muối, nhưng những người có bệnh dưới đây không nên ăn:
Người bị viêm loét dạ dày:
Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn.
Nếu có những bệnh này mà ăn hành muối, dạ dày tiết dịch vị nhiều khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Người có bệnh suy thận:
Hành muối chứa rất nhiều muối nên những người có bệnh suy thận không nên ăn. Nếu trót ăn loại thực phẩm này sẽ làm muối đọng lại trong cơ thể gây phù, cao huyết áp cho người bệnh.