Ngoại trưởng Áo nói về khả năng đàm phán dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga

GD&TĐ - Các cuộc đàm phán dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga có thể được diễn ra trong tương lai, theo Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg. 

Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg.
Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg.

Nói với tờ Wiener Zeitung ngày 9/9, ông Schallenberg cho biết các biện pháp trừng phạt là một công cụ linh hoạt, nhưng còn rất xa chúng mới được như vậy. Ông rất hy vọng có thể quay trở về thời điểm nào đó mà biện pháp ngoại giao có thể mang lại thành công.

Ngoại trưởng Áo cho rằng các cuộc đàm phán luôn cần có 2 bên và Áo có thể trở thành một địa điểm đàm phán.

Ngoài ra, theo ông Schallenberg, việc từ chối hoàn toàn việc cấp thị thực Schengen cho công dân Nga sẽ là một sai lầm.

“Điều quan trọng là phải tuân theo ý thức cân đối và không đi quá xa. Đây sẽ là điểm dừng hoàn toàn cho tất cả 144 triệu người Nga. Với lịch sử của mình, Áo quen thuộc với thực tế của Nga, địa lý không thay đổi, Nga vẫn là một phần của lịch sử và văn hóa châu Âu” - ông nói thêm.

Ngày 8/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng những nỗ lực nhằm làm suy yếu Nga thông qua các biện pháp trừng phạt đã không thành công. Ông chỉ ra sự phi logic trong các hành động của Liên minh châu Âu, theo đó những lý do chính trị đã làm xấu đi tình trạng nền kinh tế của châu lục này.

Trước đó (ngày 7/9), hãng tin Politico cho biết Liên minh châu Âu không còn thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Theo các nguồn tin, ở châu Âu đang có sự mệt mỏi vì các lệnh trừng phạt. Nguyên nhân việc này là do không thể tìm ra những biện pháp có thể gây ra cho Nga nhiều thiệt hại hơn chính Liên minh châu Âu.

Ngày 28/8, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó cho biết, ông không muốn nói về các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí Nga. Theo ông, châu Âu về mặt vật lý không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong tương lai gần.

Ngày 24/8, ông Szijjártó nói rằng Hungary quan tâm đến việc thiết lập hòa bình càng sớm càng tốt và không có kế hoạch tham gia vào gói trừng phạt năng lượng mới nhằm vào Nga. Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu không có nhiên liệu của Nga, nước ông sẽ không thể tự cung cấp năng lượng cho mình.

Phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga do các hoạt động quân sự nước này tiến hành ở Ukraine từ ngày 24/2 nhằm bảo vệ các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk ly khai.

Trước đó, khi tình hình trong khu vực được cho là trở nên trầm trọng, lãnh đạo các nước cộng hòa Donbass đã yêu cầu Nga giúp đỡ. Sau đó Nga đã công nhận nền độc lập của họ.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ