826 bản mẫu SGK theo Chương trình GDPT 2018 đã được biên soạn

GD&TĐ - Tổng số đầu bản mẫu SGK các môn học và hoạt động giáo dục được biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 đến nay là 826 đầu sách.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Tính đến nay, việc biên soạn SGK xã hội hóa đã bảo đảm mỗi môn học, hoạt động giáo dục đều có SGK để tổ chức dạy và học (kể cả các SGK có nhu cầu và thị phần rất nhỏ trên thị trường).

Môn học có ít nhất là 1 SGK (Mỹ thuật lớp 10, 11, 12), môn học có nhiều nhất là 10 SGK (Tiếng Anh tiểu học), đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tổ chức giảng dạy khác nhau giữa các vùng miền trên phạm vi cả nước.

Đối với các bản mẫu SGK Ngoại ngữ 1 ngoài Tiếng Anh cho các lớp 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 gồm: Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật có 1 đầu sách do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam biên soạn.

Đây là các SGK có nhu cầu rất nhỏ trên thị trường SGK và thường không có lãi, song với trách nhiệm đối với xã hội, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn các loại SGK này.

Thực hiện quy định của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 23/2020/TTBGDĐT và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT, các tổ chức biên soạn SGK đã xây dựng quy trình biên soạn SGK; cụ thể như sau:

Xây dựng đội ngũ tổng chủ biên, chủ biên, tác giả, biên tập viên, họa sỹ vẽ hình SGK cho các môn học và hoạt động giáo dục, bồi dưỡng tập huấn đội ngũ tác giả và biên tập viên, họa sỹ về Chương trình GDPT 2018, quy trình biên soạn, các quy định về tiêu chuẩn SGK.

Xây dựng kế hoạch, quy trình biên soạn SGK gồm: nghiên cứu Chương trình GDPT 2018; xây dựng đề cương; biên soạn bài mẫu, tổ chức dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm bài mẫu; hội thảo tập huấn toàn bộ tác giả, phân tích bài học mẫu, phân công tác giả biên soạn các bài học theo chương trình; tổ chức dạy thực nghiệm; thẩm định nội bộ; thẩm định quốc gia; hoàn thiện bản thảo; in ấn và phát hành.

Để bảo đảm chất lượng SGK thực hiện theo phương thức xã hội hóa, Bộ GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ quá trình biên soạn, bao gồm:

Đưa ra tiêu chuẩn của cá nhân biên soạn SGK và tăng cường công tác kiểm soát việc lựa chọn tác giả biên soạn SGK theo các quy định hiện hành thông qua hồ sơ đề nghị thẩm định. Tác giả SGK có trình độ đại học, có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với SGK môn học được biên soạn; có phẩm chất tư tưởng tốt.

Bộ GD&ĐT tham gia tập huấn về Chương trình GDPT 2018 cho đội ngũ biên soạn SGK. Kiểm soát các khâu trong quá trình biên soạn của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK: tham gia dự giờ dạy thực nghiệm, đề nghị giáo viên, cán bộ quản lý, giảng viên các trường sư phạm góp ý về bản mẫu SGK; kiểm soát việc biên soạn, góp ý, thảo luận bài học mẫu, việc dạy thực nghiệm theo quy định, việc thẩm định nội bộ, lấy ý kiến các nhà khoa học về bản mẫu SGK trên cơ sở hồ sơ thẩm định.

Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK phải đảm bảo tinh gọn, giảm tải, lựa chọn số lượng hình ảnh, biểu đồ, đồ thị,... phù hợp để vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, vừa có thể giảm số trang làm cho SGK nhẹ hơn, giảm giá thành SGK.

Mỗi bài học trong SGK thể hiện đúng yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018, không đưa vào SGK những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt, gây quá tải đối với học sinh. Bảo đảm tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu SGK với đối tượng học sinh, số lượng ngữ liệu/hình ảnh đưa vào SGK bảo đảm tinh giản, thiết thực.

Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động của học sinh, bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong SGK để tổ chức hoạt động dạy học

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.