Ngỡ ngàng với loạt “máy móc” ra đời cách đây hàng ngàn năm

Chúng ta ngỡ rằng máy tính, máy giặt là sản phẩm của cuộc sống hiện đại, nhưng giới khảo cổ học đã tìm ra những bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Ngỡ ngàng với loạt “máy móc” ra đời cách đây hàng ngàn năm

Zena Kamash, nhà diễn thuyết về Nghệ thuật và Khảo cổ La Mã thuộc trường ĐH Hoàng gia Holloway (London, Anh) đã viết bài khẳng định rằng người cổ đại đã biết sáng tạo ra máy móc , trong đó có thiết bị nhà bếp, và biết nghiên cứu về vũ trụ như NASA.

Giới khảo cổ học đã tìm ra những bằng chứng cho thấy người La Mã cổ đại đã sáng tạo chiếc máy giặt đầu tiên từ năm 100 sau Công Nguyên.

Cỗ máy của người Antikythera được ghi nhận là cỗ máy tính analog đầu tiên ra đời từ thế kỷ 1 sau Công Nguyên.

Thật khó nhận ra được chức năng của các cỗ máy cổ đại, vì chức năng và khái niệm máy móc ngày xưa khác với hiện nay. Chúng ta cùng xem xét bằng chứng về những cỗ máy đã ra đời cách đây hàng ngàn năm.

Máy giặt thời La Mã

 Máy giặt ra đời từ thế kỷ 1

Máy giặt ra đời từ thế kỷ 1

Cỗ máy “Fulling” được coi là phát minh quan trọng trong thời kỳ La Mã dùng để giặt. Quần áo được cho vào chiếc bồn giậm chân có chứa dung dịch kiềm là nước và nước tiểu hoặc khoáng chất như đất sét tẩy màu.

Nhưng ở Antioch cổ đại, tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, có bằng chứng về máy móc cơ học. Chúng ta tưởng rằng máy móc cơ học ra đời trong thời Trung Cổ, nhưng thực ra người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra chiếc máy giặt đầu tiên từ thế kỷ 1.

Máy giặt hoạt động theo nguyên lý cơ học: Guồng nước làm nâng búa lên rồi đập xuống quần áo thay cho giậm chân. Máy có 42 cặp búa đập cơ học.

Máy tính Hy Lạp cổ đại

Vị trí đảo Antikythera trên bản đồ Hy Lạp

Vị trí đảo Antikythera trên bản đồ Hy Lạp

Từ năm 1900, các thợ lặn đã phát hiện ra cỗ máy nằm dưới đáy biển ngoài khơi đảo Antikythera, Hy Lạp, làm chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về khoa học cổ đại.

Máy móc của người Antikythera ra đời từ thế kỷ 1 được coi là cỗ máy tính analog đầu tiên trên thế giới, bao gồm hệ thống 30 bánh răng bằng đồng,dùng để nghiên cứu mặt trăng và mặt trời.
 Bánh răng trong máy tính của người Antikythera

Bánh răng trong máy tính của người Antikythera

Các bánh răng được đặt trong chiếc hộp gỗ, quay số ra ngoài để xác định vị trí mặt trăng, mặt trời và các vì sao. Các vòng răng xoay hướng khác để tính thời gian.

Người Babylon biết sử dụng nguyên lý hình học để theo dõi sao Mộc từ năm 1.800 trước Công Nguyên. Máy móc của người Antikythera còn được coi là thiết bị thiên văn đầu tiên tính toán tự động.

Lò nướng bánh thời La Mã

Phần trên của mộ kiêm đài tưởng niệm của ông Marcus Vergilius Eurysaces được xây dựng mô phỏng theo lò nướng bánh do ông phát minh ra

Bánh mì là thức ăn chính trong thời La Mã, nghĩa là nghề làm bánh rất phát đạt.

Marcus Vergilius Eurysaces, vốn là nô lệ, đã được người La Mã tôn thờ và tưởng nhớ bởi ông phát minh ra lò nướng bánh đầu tiên.

Phần trên của mộ kiêm đài tưởng niệm của ông Marcus Vergilius Eurysaces được xây dựng mô phỏng theo lò nướng bánh do ông phát minh ra

Cỗ máy của ông thực hiện được hàng loạt thao tác, trong đó có trộn và nhào bột, nặn hình ổ bánh và nướng bánh đã được xếp vào rổ.

Bộ phận phức tạp nhất của cỗ máy là các xy lanh bơm bột. Các tính năng này đôi khi làm các bậc học giả cũng phải bối rối.

Có giả thuyết gây tranh cãi rằng các xy lanh là cỗ máy trộn bột và nướng bánh đầu tiên. Quay cánh tay kim loại được gắn vào từng xy lanh để trộn bột.

Dự án nghiên cứu vũ trụ đầu tiên

Hình vẽ cho thấy sự say mê nghiên cứu khoa học của các học giả thành Baghdad thời đó
Hình vẽ cho thấy sự say mê nghiên cứu khoa học của các học giả thành Baghdad thời đó

Vào thế kỷ 9 ở thành Baghdad, tức Iraq ngày nay, cộng đồng người nghiên cứu khoa học phát triển mạnh, nhất là về thiên văn. Nơi thu hút đông người đến nhất là thư viện có tên là Ngôi nhà Thông thái (House of Wisdom).

Các học giả thời kỳ này không thích đọc các cuốn sách về các nền văn hóa khác nhau được viết vào những thế kỷ trước đó, trong đó có nền văn hóa Ba Tư, Ấn Độ và Hy Lạp.

Vua Al Ma"mun quyết định xây dựng đài quan sát thiên văn để các học giả nghiên cứu vũ trụ. Đài quan sát thiên văn không phải là ý tưởng mới nhưng được một viện nghiên cứu khoa học của nhà nước bảo trợ.

Thật khó để gọi tên các thiết bị trong đài quan sát A l-Shammasiyya, nhưng có lẽ trong đó có đồng hồ mặt trời, máy đo độ cao các thiên thể và bộ thước đo độ treo tường đầu tiên để xác định chính xác vị trí các vật thể trên trời.

Các nhà khoa học dùng các thiết bị này để tính toán lại lý thuyết toán học của Ptolemy ra đời từ thế kỷ 2 và quan sát vũ trụ, trong đó có xác định kinh độ và vĩ độ của 24 vì sao.

Theo soha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ