Nghẹn ngào chuyện hai chị em ăn lá mì nuôi giấc mơ con chữ

GD&TĐ - Mẹ mất, cha bỏ đi biệt tích nên 2 chị em chỉ biết nương nhờ bà ngoại đã già yếu. Giờ đây, bà thường xuyên đau ốm nên mọi việc đều do người chị 14 tuổi gồng gánh…

 Mẹ mất, bố đi biệt tích nên 3 bà cháu nương tựa nhau sống.
Mẹ mất, bố đi biệt tích nên 3 bà cháu nương tựa nhau sống.

Hai chị em mồ côi ăn lá mì sống qua ngày

Dưới cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối tháng 2, trên con đường đất đỏ, bụi mù trời chúng tôi ghé thăm hoàn cảnh của hai chị em nhà Siu H’Bắc (14 tuổi - học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) và em trai Siu Nam (11 tuổi, làng Tel Ngó, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Căn nhà nhỏ vỏn vẹn vài mét vuông, với chiếc cửa nhà xộc xệch được làm bằng gỗ nhưng từ bên trong có thể nhìn thấy cả một khoảng trời rộng. Trong nhà, 3 bà cháu nhà Siu H’Bắc đang ngồi dưới nền xi măng đen nhẻm vây quanh những chiếc xoong bám đầy mụi than cùng nhau ăn cơm trưa.

Nhà nghèo nên bữa cơm của gia đình chỉ toàn là lá mì.
Nhà nghèo nên bữa cơm của gia đình chỉ toàn là lá mì. 

Khi thấy có khách đến nhà 2 chị em H’Bắc luống cuống chào khách rồi vội lấy nắp đậy xoong cơm đang ăn dở. Khi chúng tôi hỏi về cơm trưa của 3 bà cháu, H’Bắc mới ngại ngùng mở nắp xoong ra rồi nói: “Cơm trưa của 3 bà cháu chỉ có lá mì thôi nên không giám mời anh chị ăn cùng. Ăn toàn lá mì nên Siu Nam hay đói và khóc lắm. Lâu lâu bà con lối xóm cho côn cá, tí thịt em của em vui lắm”.

Sau một hồi trò chuyện, H’Bắc mới bắt đầu mở lòng, kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của gia đình. Với gương mặt đen nhẻm, thân hình gầy gò, H’Bắc cho hay, khi mẹ của em sinh được Siu Nam khoảng 5 tháng thì trên cơ thể bắt đầu nổi những hạch nhỏ.

Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, thiếu thốn nên gia đình không thể đưa mẹ em đi khám và chữa trị. Do đó, bệnh tình của mẹ em ngày một nặng hơn, sau đó mẹ qua đời bỏ lại bà, bố và 2 chị em.

Kể từ ngày đó, bố em buồn, chán nản nên thường xuyên uống rượu rồi say xỉn. Sau đó, bố H’Bắc bỏ đi biệt tích để lại 2 chị em cho bà ngoại đã già yếu chăm sóc, nuôi dưỡng. Khi đó, Siu Nam chỉ mới vỏn vẹn 1 tuổi nên khát sữa mẹ, ngằn ngặt khóc đòi mẹ.

Lúc đó, bà ngoại chỉ biết đưa bầu vú teo tóp của mình cho cháu ngậm đỡ khóc. Rồi những lúc 2 chị em nhà Siu H’Bắc ốm đâu, cả nhà không có lấy tiền chữa trị thì 3 bà cháu chỉ biết ôm nhau đến trạm xá nhờ các y tá khám giúp.

Mồ côi nuôi giấc mơ con chữ

Thời gian rảnh chị em Siu H’Bắc đi làm thuê, mót mì… để lấy cái ăn.
Thời gian rảnh chị em Siu H’Bắc đi làm thuê, mót mì… để lấy cái ăn. 

Cuộc sống của 3 bà cháu nhà Siu H’Bắc cứ thế trôi qua từng ngày. Những hôm khỏe thì bà đi làm thuê cho người dân trong làng để kiếm ít gạo, mót ít mì, khoai… để cho 2 chị em ăn lấp cái bụng đói để đến lớp. Thương bà, thương em nên H’Bắc chẳng đòi hỏi gì mà còn phụ bà kiếm thức ăn nuôi em khôn lớn.

Tuy nhiên, giờ đây người bà đã ở cái tuổi ngoài 70 nên việc đi đứng cũng đã khó, do đó mọi công việc hầu như đều do một tay H’Bắc lo toan. Do đó, cứ sau giờ học trên lớp, H’Bắc lại vội về cất cặp rồi cùng người dân trong làng đi nhổ mì, gặp lúa, nhặt điều… Cứ ai thuê gì H’Bắc lại nhận làm mà không quản khó khăn, nặng nhọc.

Biết được cuộc sống gia đình mình khó khăn nên H’Bắc luôn quyết tâm trong học tập với hy vọng có một tương lai tương sáng để có thể cho bà được yên lòng và nuôi người em học đến nơi đến chốn.

“Vì chúng em nghèo nên mọi sách vở nhà trường đều cho và động viên chúng em đi học…Em thích học và muốn học lên cao, cao mãi nhưng không biết sau này còn có điều kiện để được đi học nữa không…”, H’Bắc chực trào nước mắt nói.

Nói về ước mơ sau này của mình, H’Bắc ngượng ngùng nói: “Do em đi làm từ nhỏ nên thân hình to lớn hơn bạn bè cùng trang lứa. Bên cạnh đó sức khỏe em cũng tốt nên em muốn theo con đường liên quan đến Thể dục – Thể thao.

Vào năm 2016 em được giải nhất trong cuộc thi điền kinh do tỉnh Gia Lai tổ chức và một số giải đồng đội khác. Em vui và hạnh phúc lắm.”, H’Bắc rưng rưng nước mắt chia sẻ.

Về trường hợp của 3 bà cháu Siu H’Bắc, ông Nguyễn Văn Đương - Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp cho biết, hai chị em Siu H’Bắc hiện đang sống trong một căn nhà được xây từ chương trình 134 cách đây hàng chục năm nên đã xuống cấp, nhiều chỗ hư hỏng với người bà mắc nhiều bệnh tật.

Theo vị chủ tịch, chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm, giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên do 2 em còn đi học, chi phí học tập và cuộc sống còn nhiều nên hỗ trợ cũng chẳng thấm là bao.

“Chúng tôi rất mong muốn các nhà hảo tâm trên cả nước có thể chung tay giúp hai chị em, điều này có thêm động lực để các em tiếp bước đến trường…”, ông Đương bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.