'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

GD&TĐ - Sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội.

Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của TP trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

hanoi-1-7122.jpg

Tham dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”, về phía Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa… cùng các Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành.

hanoi-2-6480.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ trong chương trình Ngày hội văn hóa Vì hòa bình.

Đến dự Ngày hội Văn hóa về hòa bình còn có đại diện Liên Hợp quốc tại Việt Nam, đại sứ quán các nước tại Việt Nam; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành và đông đảo người dân Thủ đô hân hoan đến với chương trình.

hanoi-3-6499.jpg

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" được chia làm 3 phần chính, bao gồm “Ký ức Hà Nội”, “Dòng chảy di sản”, “Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo”.

hanoi-4-5390.jpg

Thông qua sự kiện này, Hà Nội không chỉ khẳng định vị thế của TP lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước.

hanoi-6-3831.jpg

Việc tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.

hanoi-5-9004.jpg

Điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

hanoi-7-4752.jpg

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954 được tái hiện rõ nét trên sân khấu, mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả.

hanoi-8-1362.jpg

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là đại thực cảnh “Ký ức Hà Nội” gồm 3 phân đoạn.

Ở phân đoạn 1 với chủ đề “Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”, khán giả được nghe bản mashup 2 ca khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm và Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

hanoi-9-3292.jpg

Câu chuyện huyền sử về vua Lê Lợi trả gươm báu cho thần Kim Quy ở hồ Hoàn Kiếm thể hiện ước nguyện độc lập - tự do - hòa bình - thịnh vượng, được tái hiện sinh động.

hanoi-10-6034.jpg

Phân đoạn 2 với chủ đề “Cảm xúc tháng Mười” tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ huy hoàng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

hanoi-11-6529.jpg

Chiến thắng ấy là minh chứng cho tinh thần độc lập và khát vọng tự do cháy bỏng của toàn dân tộc, để ngày 10/10/1954, người dân Hà Nội tràn ngập trong niềm hân hoan, hạnh phúc đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

hanoi-12-1079.jpg

Ở phân đoạn 3, “Khí phách Hà Nội” thể hiện khí chất, sự sáng tạo của của người Hà Nội trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ