Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
Đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; Đồng chí Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Đồng chí Đỗ Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đồng chí Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đồng chí Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đồng chí Lê Sỹ Bảy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Đồng chí Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các đồng chí đại diện cho lãnh đạo: Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng. Các đồng chí là lãnh đạo Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo - Bộ Công an, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị. |
Tại các điểm cầu, dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Phước, Bạc Liêu, Long An và Vĩnh Long.
Các đồng chí Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.
Dự và chủ trì Hội nghị có 8 đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; 21 đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; 41 đồng chí Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Hội nghị có các đồng chí là đại diện các sở, ban, ngành và lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng; ông Nguyễn Hữu Độ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương và điểm cầu các tỉnh, thành phố có các đồng chí chủ tịch hội đồng đại học, hội đồng trường, các đồng chí giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Đến dự và đưa tin về Hội nghị có phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu trung ương tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội; các điểm cầu địa phương đặt tại 63 tỉnh/thành phố.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Năm học 2022 - 2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những thuận lợi, khó khăn đan xen, trong đó xuất hiện nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo.
Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi về chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, cả nước vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn kép do hậu quả của đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực.
Đồng thời, năm học 2022 - 2023 là thời điểm đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; là năm thứ mười ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trước đó, trong 2 ngày (20, 21/7), tại Nghệ An, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT năm 2023. Ngoài phiên toàn thể, các hội nghị tổng kết cấp học mầm non, tiểu học, trung học, thường xuyên cũng được tổ chức.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
Tiền Giang: Chủ động, linh hoạt thực hiện khung thời gian năm học
Tại tỉnh Tiền Giang, tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thành Diệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Quang Trí - Giám đốc Sở GD&ĐT cùng các Phó Giám đốc; đại diện các sở, ban, ngành; Phòng GD&ĐT...
Theo Sở GD&ĐT Tiền Giang, toàn ngành đã chủ động, linh hoạt thực hiện khung thời gian năm học và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, trong đó nổi bật là tổ chức thành công Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Toàn tỉnh có 14.995/15.043 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT (tỷ lệ 99,68%). Điểm bình quân: 6,72 (đứng thứ 13/63 tỉnh, thành).
Quang cảnh Hội nghị tại tỉnh Tiền Giang. |
Tiền Giang cũng đã chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT như: thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, dự toán kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất và tiến hành rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường lớp. Hiện nay toàn tỉnh có có 346/510 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 67,84%...
Quốc Ngữ - Phi Phi
Thái Nguyên: Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Thái Nguyên. |
Tại tỉnh Thái Nguyên, tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 có bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Phạm Việt Đức Giám đốc Sở GD&ĐT cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương.
Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục Thái Nguyên đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả, đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra trong năm, có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cụ thể, Thái Nguyên đã thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các chỉ tiêu phát triển về quy mô số lượng và chất lượng giáo dục ở các cấp học đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục.
Tiếp tục duy trì và giữ vững kết quả phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ em mẫu giáo, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn của đơn vị phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2.
Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện tốt việc phối hợp triển khai hoạt động bồi dưỡng theo nguồn kinh phí thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia và Đề án Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của địa phương. Tổ chức tốt việc bồi dưỡng nâng chuẩn năng lực ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, toàn tỉnh có 1.074/1.126 giáo viên đã đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT về năng lực ngoại ngữ, đạt tỷ lệ 95,38%. Trong năm, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ lệ phí thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cho 263 học sinh….
Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2023 - 2024, sở GD&ĐT Thái Nguyên tiếp tục tăng cường nề nếp kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và phát triển phẩm chất, năng lực người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, phòng chống bạo hành, tai nạn thương tích ở trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên,...
Phương Thảo - Hoàng Anh
Cà Mau: Xây dựng Giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt
Tại tỉnh Cà Mau, tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 có sự chủ trì của ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở GD&ĐT.
Quang cảnh Hội nghị tại UBND tỉnh Cà Mau. |
Năm học 2022 - 2023, tỉnh Cà Mau xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình GDPT 2018 (lớp 3, lớp 7 và lớp 10), toàn ngành Giáo dục Cà Mau tích cực, nỗ lực khắc phục nhiều khó khăn, bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng.
Ngành tiếp tục rà soát ,sắp xếp mạng lưới trường học trong tỉnh đáp ứng yêu cầu tinh gọn theo Đề án sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 và định hướng năm 2030. Quy mô giáo dục trong tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển bền vững; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các cấp học đều được đảm bảo.
Theo ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Nhiệm vụ của năm học mới 2023 - 2024 phải xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; cần đổi mới hơn nữa nội dung, nhất là đổi mới trong công tác quản trị trường học; khuyến khích cán bộ, giáo viên đổi mới, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo...
Quốc Ngữ - Việt Hữu
Trà Vinh: Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học
Tại tỉnh Trà Vinh, tham dự và chủ trì hội nghị có ông Lê Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Bạch Vân - Giám đốc Sở GD&ĐT cùng các sở, ban, ngành...
Quang cảnh hội nghị tại UBND tỉnh Trà Vinh. |
Theo Sở GD&ĐT Trà Vinh, tỉnh hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình dạy học theo khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023. Xây dựng dự thảo trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết về GD&ĐT và tích cực triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Triển khai có hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên ổn định, nhất là việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản được giữ vững; các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh thực hiện đầy đủ, kịp thời...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm thực hiện (nhất là tập huấn giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đào tạo giáo viên đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục năm 2019); việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên theo từng môn học, cấp học cơ bản ổn định theo đúng trình độ chuẩn được đào tạo và đúng vị trí việc làm...
Quốc Ngữ - Chí Quang
Bến Tre: Đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ năm học
Tham dự Hội nghị, tỉnh Bến Tre có bà Nguyễn Thị Bé Mười - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà La Thị Thúy - Giám đốc Sở GD&ĐT; đại diện các sở, ban, ngành cùng các Phòng GD&ĐT địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị tại UBND tỉnh Bến Tre. |
Theo Sở GD&ĐT Bến Tre, năm học 2022 - 2023 là năm thứ 3 thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Năm học này, mặc dù còn những khó khăn, ngành Giáo dục tỉnh đã triển khai, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường tăng khoảng 2%. Ngành GD&ĐT đã tổ chức rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục, giảm 5 cơ sở. Hiện có 14.809 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong biên chế. Đội ngũ mầm non trình độ cao đẳng trở lên đạt 96,19%; tiểu học, THCS trình độ đại học trở lên đạt 90,4% và THPT trình độ thạc sĩ trở lên đạt 20,21%. Cán bộ quản lý ở sở và phòng GD&ĐT trình độ thạc sĩ trở lên đạt 37,21%.
Chất lượng giáo dục các cấp học phổ thông được duy trì và giữ vững. Giáo dục tiểu học: 97,9% học sinh học tiếng Anh; 78,8% được học Tin học. Giáo dục trung học đã triển khai thực hiện tốt chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10; việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh; chất lượng và hiệu quả giáo dục nâng lên.
Quốc Ngữ - Ba Tri
Thanh Hóa tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục
Tại điểm cầu Thanh Hóa, dự Hội nghị có Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, cùng nhiều lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và ngành GD Thanh Hóa.
Năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục đề ra. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được quan tâm xây dựng, quy hoạch khang trang với tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 90,09%.
Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến. Cùng với đó, ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện có chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 theo đúng Kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Được Bộ GD&ĐT đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước trong công tác bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa. |
Trong năm học, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được duy trì ổn định. Ở bậc học mầm non, số trẻ đến trường đạt tỷ lệ 69,9%, tăng 2,7% so với năm học trước.
Đối với cấp tiểu học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,5%; học sinh xếp loại đạt trở lên về phẩm chất chiếm trên 99%, học sinh xếp loại đạt về năng lực chiếm trên 99%.
Ở cấp THCS, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm/rèn luyện loại tốt chiếm 88,27%; tỷ lệ xếp loại học lực/học tập loại giỏi/tốt đạt 17,58%. Ở cấp THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Thanh Hóa xếp thứ 21 trong top các tỉnh có điểm thi cao nhất, là tỉnh có điểm 10 nhiều thứ 3 toàn quốc sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và có 1 học sinh thủ khoa khối B00.
Cùng với chất lượng đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững trong tốp đầu cả nước. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023, tỉnh Thanh Hóa có 78 thí sinh tham gia dự thi, kết quả đạt 61 giải, đạt tỷ lệ 78,21%, xếp thứ 6 toàn quốc.
Với thành tích này, Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh có tổng số học sinh đạt giải cao nhất toàn quốc (từ 50 giải trở lên). Đặc biệt, trong năm học vừa qua, Thanh Hóa có 1 học sinh đoạt HCB Olympic quốc tế môn Vật lý lần thứ 53 tại Nhật Bản.
Thế Lượng
Nghệ An: Chất lượng giáo dục toàn diện có bước tiến bộ vững chắc
Tại Nghệ An, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An chủ trì Hội nghị.
Năm học 2022 – 2023, ngành giáo dục Nghệ An đã chủ động, quyết liệt phối hợp và tham mưu hiệu quả các Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn đến năm 2030.
Ngành đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết năm học 2022-2023 đồng bộ, khoa học và đúng kế hoạch.
Toàn cảnh Hội nghị tại tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Phạm Tâm) |
Kết thúc năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An có 1101 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 75,86%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã đề nghị công nhận được 98 trường, trong đó công nhận mới 17 trường và công nhận lại 81 trường.
Nghệ An đã có 4 học sinh đoạt Huy chương Vàng và Bạc tại các Kỳ thi Olympic quốc tế; 9 em đạt Huy chương Bạc và 1 em đạt giải Khuyến khích kỳ thi Olympic Toán quốc tế TIMO năm 2023.
Với nhiều nỗ lực, chất lượng giáo dục toàn diện có bước tiến bộ vững chắc.
Giáo dục đại trà được giữ vững, ổn định và có nhiều chỉ số được nâng lên. Đặc biệt là chất lượng dạy học ngoại ngữ có chuyển biến tốt, điểm trung bình môn Ngoại ngữ thi tốt nghiệp THPT toàn tỉnh nâng lên từ dưới trung bình lên gần 5,5 điểm.
Trong danh sách 50 học sinh được UBND tỉnh tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong năm học 2022-2023 có nhiều học sinh ở vùng nông thôn, miền núi.
Về công tác sắp xếp hệ thống mạng lưới các trường lớp, nhiều huyện đã dành sự quan tâm, đầu tư cho các trường thực hiện chương trình GDPT 2018.
Nhiều trường THPT được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học. Ngành cũng chủ động trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ và được tỉnh đầu tư cấp kinh phí triển khai bài bản, hiệu quả.
Trong năm học này, ngành cũng đã tiếp tục triển khai và xây dựng mới các mô hình trường học, giáo dục đi đầu trong khu vực và cả nước, tạo đột phá nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học.
Ngành cũng đã có nhiều đột phá về chuyển đổi số, xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực số, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao vị thế giáo dục Nghệ An.
Về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cũng có những khởi sắc. Tỷ lệ học sinh, sinh viên khá giỏi trong các trường cao đẳng, trung cấp đạt gần 50%.
Nhiều học sinh, sinh viên của tỉnh đã giành huy chương, chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới.
Với những thành tựu đạt được, Sở GD&ĐT Nghệ An vinh dự nhận cờ thi đua của Chính phủ cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022.
Phạm Tâm
Hà Tĩnh: Tiếp tục nâng cao chất lượng Giáo dục đại trà
Tại Hà Tĩnh, tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh; bà Đặng Thị Quỳnh Diệp - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cùng lãnh đạo Sở, ban ngành liên quan; đại diện lãnh đạo các huyện, thị thành, phòng GD trong toàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hà Tĩnh. |
Năm học 2022-2023, ngành GD Hà Tĩnh chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trường đạt chuẩn quốc gia, trường học hạnh phúc, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục,...
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chất lượng GD đại trà tiếp tục được nâng lên: 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình Giáo dục mầm non, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng các thể đều dưới 3,0%; 99,9% học sinh hoàn thành Chương trình tiểu học; 99,91% học sinh tốt nghiệp THCS; 99,81% học sinh tốt nghiệp THPT.
Chất lượng mũi nhọn khẳng định được vị thế quốc gia, quốc tế: Đạt giải Nhất toàn đoàn và nhiều giải khác tại Hội thao Giáo dục quốc phòng, an ninh học sinh THPT toàn quốc;
toàn tỉnh có 69 học sinh đạt giải tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, trong đó: 8 giải Nhất (đứng thứ hai cả nước về số lượng học sinh đạt giải Nhất, sau Thành phố Hà Nội), 25 giải Nhì, 19 giải Ba và 17 giải Khuyến khích; có 2 em đạt số điểm Thủ khoa; 19 em được mời vào đội dự tuyển quốc gia để dự thi quốc tế; 1 em tốp 15 dự thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023;…
Đặc biệt, em Đinh Cao Sơn đạt Huy chương Vàng tại Kì thi Olympic Hoá học quốc tế với điểm số cao nhất đội tuyển Hoá học Việt Nam, xếp thứ 7 thế giới trong tổng số 360 thí sinh đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là chính là những động lực, khí thế cho toàn ngành trong công tác chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024.
Đà Nẵng: Nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh được triển khai
Tại điểm cầu Đà Nẵng, ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP chủ trì Hội nghị; đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT; trưởng các phòng ban của Sở GD&ĐT; Trưởng Phòng GD&ĐT các quận, huyện; lãnh đạo Đại học Đà Nẵng cùng các trường thành viên và các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn,…
Trong năm học 2022-2023, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” trong các trường học ở Đà Nẵng đã diễn ra sôi nổi, thiết thực hiệu quả và đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Mô hình “Triển khai các giải pháp đẩy mạnh giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng gắn với việc nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn thành phố gắn với những mô hình hoạt động cụ thể” đã được triển khai ở hầu hết các trường học. Kết quả, đã đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh giáo dục lịch sử, cách mạng cho học sinh gắn với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Điểm cầu thành phố Đà Nẵng tham dự Hội nghị. |
Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học tập đại trà của học sinh các cấp khá đồng đều; đặc biệt, chất lượng giáo dục mũi nhọn, học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tham dự các kỳ thi, hội thi khu vực, quốc gia, quốc tế đạt được một số kết quả tích cực. Tại Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh thành phố Đà Nẵng đã đạt được 1 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba, 14 giải Khuyến khích; có 4 học sinh được tiếp tục dự thi vòng 2, có 1 học sinh đạt huy chương đồng môn Tin học tại Kỳ thi Olympic Châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, Đà Nẵng có 1 dự án đạt giải Ba và 1 dự án đạt giải Tư.
Trước thềm năm học mới 2022 – 2023, thành phố đã có chủ trương hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh là con em hộ nghèo, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19. Chính sách hỗ trợ học phí từ nguồn thu ngân sách cho học sinh mầm non và phổ thông đã được thành phố thực hiện liên tục trong nhiều năm kể từ khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã tham mưu UBND TP triển khai Chương trình Sức khỏe học đường đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; ban hành Kế hoạch số 394/KH-SGDĐT ngày 22/02/2022 của Sở GDĐT về việc thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường đến năm 2025 với 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp.
Hà Nguyên
Quảng Trị: Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được duy trì, phát triển
Tại Quảng Trị, tham dự hội nghị có ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; TS Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị và lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương.
Đại diện lãnh đạo tỉnh và Sở GD&ĐT, các địa phương tham dự tại điểm cầu Quảng Trị. |
Năm học 2022 - 2023, ngành GD&ĐT đã khắc phục khó khăn, quán triệt nghiêm túc và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức dạy học đạt kết quả cao.
Ngành đã chỉ đạo, phối hợp chuẩn bị các điều kiện cần thiết và chủ động triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3), cấp THCS (lớp 6, lớp 7), cấp THPT (lớp 10) theo lộ trình và đạt nhiều kết quả tích cực.
Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định. Chất lượng mũi nhọn phát triển vượt bậc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Quảng Trị được tổ chức nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Bức tranh tổng thể của ngành Giáo dục tỉnh nhà có nhiều chuyển biến hết sức tích cực, khởi sắc.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023, học sinh Quảng Trị có 54 em dự thi và đạt 32 giải, tỷ lệ 59,3%, gồm có 9 giải Nhì, 9 giải Ba và 14 giải Khuyến khích.Trong số đó, có em Trần Vinh Khánh - học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị đạt giải Nhì quốc gia môn Tin học và đạt Huy chương Đồng bộ môn Tin học Olympic quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023.
Tại Kỳ thi KHKT cấp quốc gia, Quảng Trị có 2 dự án dự thi, trong đó có 1 dự án đạt giải Nhì và 1 dự án đạt giải Tư; Đoàn học sinh Quảng Trị tham gia và đạt giải Nhất tại Cuộc thi “Học sinh - sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” quốc gia lần thứ V, năm học 2022 - 2023. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt 97,03%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây...
Đặc biệt, nhiều cơ chế, chính sách được Ngành GD&ĐT tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhằm phát triển sự nghiệp Giáo dục của địa phương. Qua đó phần nào đã tháo gỡ dần những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Đăng Đức
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Góp giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ năm học mới
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định: Năm học 2022 - 2023 là năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành Giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD-ĐT; năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình Giáo dục dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 3 và triển khai Chương trình GDPT đối với cấp THPT.
Đây cũng là năm học đánh dấu 10 năm toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đồng thời cũng là thời điểm triển khai thực hiện đánh giá việc triển khai Chương trình GDPT 2018 phục vụ công tác giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
Được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương; sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cố gắng, nỗ lực của các em học sinh, sinh viên, học viên; toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực.
Ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29.
Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục được củng cố, duy trì với các chỉ tiêu thành phần được nâng cao. Chất lượng GDPT cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thí sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 được tổ chức thành công, đảm bảo nghiêm túc và an toàn; kết quả thi bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; tình trạng thừa, thiếu giáo viên đã có thêm nhiều giải pháp để khắc phục. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
Tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư. Công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả.
Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Và vẫn còn thách thức, khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị, các ý kiến phát biểu, thảo luận tập trung đánh giá về kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm của địa phương; trên cơ sở đó tham góp giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ năm học mới.
Hiếu Nguyễn
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024. |
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết:
Năm học 2022 – 2023, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.
Bộ GD&ĐT đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GD&ĐT, trong đó phân công trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong triển khai thực hiện.
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã ban hành 6 Kế hoạch hành động của Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện các Nghị quyết phát triển vùng nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực GD&ĐT; tổ chức thành công 6 Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng.
Ngành Giáo dục tích cực xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới; triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình Giáo dục thường xuyên mới theo lộ trình.
Đội ngũ giáo viên cơ bản thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; việc tổ chức quản lý đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường.
Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân.
Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023.
Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023 tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước).
Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định; hệ thống quản trị nhà trường được ưu tiên kiện toàn, hoàn thiện; tuyển sinh giáo dục đại học cơ bản giữ ổn định qua các năm, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh.
Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022 – 2026.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.
Trong năm học, ngành Giáo dục tổ chức thành công chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 15/8/2023, Bộ GD&ĐT tổ chức thành công chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023”.
Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.
Bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác soạn thảo một số văn bản còn chậm tiến độ.
Thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018.
Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn bất cập; còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp và áp lực tuyển sinh đầu cấp, nhất là tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.
Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023 - 2024, toàn ngành Giáo dục tập trung triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.
Ngô Chuyên
Yên Bái triển khai chương trình GDPT 2018 đúng lộ trình, nhiều kết quả tích cực
Từ điểm cầu Yên Bái, báo cáo Hội nghị, ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh đảm bảo đủ định mức theo quy định. |
Ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái - cho biết: Năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT Yên Bái đã thực hiện hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học, tiếp tục triển khai thành công Chương trình GDPT 2018 theo đúng lộ trình và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Mạng lưới trường, lớp học, quy mô giáo dục tiếp tục được rà soát, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và phù hợp với thực tiễn địa phương. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên; giáo dục mũi nhọn có nhiều bứt phá.
Yên Bái tiếp tục quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cơ sở vật chất cho GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học ngày càng cao; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 89,6%; toàn tỉnh hiện có 326 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm 73,8%, tăng 37 trường so với năm học trước.
Yên Bái đã chủ động triển khai chương trình GDPT 2018 và SGK mới. Tuy nhiên, theo lộ trình đổi mới, nhiều địa phương trong tỉnh đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh, đặc biệt tại các trường trên địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Trước thực tế đó, tỉnh đã có chủ trương kịp thời về biệt phái giáo viên ở vùng thấp lên vùng cao để giải quyết trước mắt tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh. Trong đó, rất nhiều giáo viên đã tự nguyện xung phong đi biệt phái, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Ông Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh Yên Bái đảm bảo đủ định mức theo quy định; nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2026 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, tiểu học; quan tâm đến chế độ lương và phụ cấp để giúp giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề.
Đối với các bộ, ngành trung ương, ông Duy đề nghị: Sửa đổi, thay thế các thông tư hiện hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; tháo gỡ khó khăn về nguồn tuyển giáo viên miền núi. Bên cạnh đó, xem xét điều chỉnh mức học bổng; chế độ chính sách; trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên.
Vân Anh
TPHCM đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm học 2023-2024
Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Năm học 2022-2023 đã kết thúc với sự nỗ lực của các thầy cô, ngành giáo dục và đã đạt được kết quả khích lệ. Với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Châu Á, Thành uỷ, UBND TP đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết thuận lợi để đề ra các chỉ tiêu phát triển, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
TP đã xây dựng dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển giáo dục của Đảng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của đất nước.
Trong đó, chương trình GDPT 2018 đã được các cấp, các cơ sở coi trọng và thực hiện nghiêm túc, công tác chuẩn bị đội ngũ giảng dạy chu đáo. TP tiếp tục giữ vững thế mạnh trong tiếng Anh, tin học và thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời tổ chức tuyển sinh theo hình thức trực tuyến sử dụng mã định danh, hoàn thiện dữ liệu ngành,…
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tham luận tại hội nghị. |
Cũng theo ông Dương Anh Đức, các trường đại học thành viên luôn quan tâm củng cố điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo đúng quy định; đồng thời luôn tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ, tư vấn có hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và định hướng phát triển Thành phố theo phương châm “Đại học phát triển cùng với sự phát triển của TP”...
Năm học 2023-2024, ngành GD&ĐT TPHCM sẽ đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển và hoàn thành nhiệm vụ GD&ĐT, góp phần thực hiện trọng tâm xây dựng TPHCM là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, GD&ĐT, khoa học - công nghệ. Cùng với đó là tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục tăng cường ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ hiện đại vào mọi hoạt động giáo dục, đẩy nhanh, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GD-ĐT.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng vừa triển khai các chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Trong đó ngành Giáo dục TP cũng đã đăng ký 3 công trình mà trọng tâm là công trình Đầu tư, chuẩn hóa và hiện đại cơ sở vật chất, góp phần thực hiện thành công chương trình GDPT 2018, nâng cao các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trên địa bàn và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới,…
Hồ Phúc
Kon Tum: Giảm điểm trường lẻ, nâng cao chất lượng dạy học
Bà Y Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu tham luận tại Hội nghị. |
Báo cáo tại Hội nghị, bà Y Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết: Năm học 2022-2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã ưu tiên các giải pháp chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn và đạt được những kết quả quan trọng.
Cụ thể, địa phương tiếp tục sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nhỏ, giảm điểm trường lẻ phù hợp. Việc sắp xếp phát triển hệ thống cơ sở giáo dục trên đã góp phần tinh giản tổ chức bộ máy, sử dụng hiệu quả biên chế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và nâng cao chất lượng dạy học.
Đội ngũ nhà giáo tiếp tục được bổ sung, tăng thêm 319 biên chế. So với đầu nhiệm kỳ số phòng học được kiên cố hóa tăng 312 phòng, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 54,82% (tăng 5,42%) và giảm 29,5% số phòng học tạm, mượn.
Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của tỉnh Kon Tum cũng nâng 6 bậc so với năm 2022, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của tỉnh là 6,344 tăng 0,16 điểm so với năm học 2021-2022.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác giáo dục tại Kon Tum còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Theo đó, do địa bàn rộng, dân cư phân tán, đặc biệt là ở 4 huyện biên giới nên mạng lưới trường lớp nhỏ lẻ, nhiều lớp ghép… Hạ tầng công nghệ thông tin còn khó khăn và chưa đồng bộ; có nhiều điểm lõm về sóng viễn thông, internet hoặc chất lượng đường truyền không đảm bảo.
Tỉnh Kon Tum còn thiếu 836 giáo viên, đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn.
Một số chính sách ưu tiên hỗ trợ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, bán trú…còn thiếu tính bền vững do số xã đặc biệt khó khăn ngày càng giảm.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Kon Tum. |
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Kon Tum, bà Y Ngọc có một số đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị:
Thứ nhất: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện ưu tiên cho các trường phổ thông dân tộc nội trú; phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông có học sinh bán trú (gồm 70/359 trường). Các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn theo Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các trường có đông học sinh DTTS chưa thuộc đối tượng thụ hưởng của chương trình. Vì vậy, tỉnh Kon Tum rất mong Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm mở rộng đối tượng thụ hưởng như đã nêu trên.
Thứ hai: Rà soát, ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, như: Chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề, hoàn thiện đồng bộ chính sách tuyển dụng đối với sinh viên đào tạo cử tuyển, đào tạo theo nghị định 116 là người người dân tộc thiểu số về công tác tại địa bàn khó khăn. Bên cạnh đó, bổ sung chỉ tiêu số lượng người làm việc còn thiếu cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum và không cắt giảm 10% số lượng người làm việc đối với địa bàn khó khăn.
Thứ ba: Có cơ chế chuyển tiếp, duy trì các chính sách an sinh trên lĩnh vực giáo dục y tế từ 2-3 năm sau khi địa phương đạt chuẩn nông thôn mới (miễn giảm học phí, bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí học tập…). Đồng thời ban hành mới các chính sách đối với trường nội trú, bán trú, trường có đông học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn, như: hỗ trợ chế độ ăn trưa, chi phí học tập, đào tạo nghề…
Dung Nguyễn
Hà Nội kiến nghị được nâng tầng, xây tầng hầm để tận dụng quỹ đất cho trường học
Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. |
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, đây là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước. Năm học 2022-2023, toàn thành phố có khoảng 2.870 trường mầm non, phổ thông và Trung tâm GD Thường xuyên với gần 2,2 triệu học sinh.
Được sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo hướng dẫn sâu sát của Bộ GD&ĐT và bộ ngành TW, công tác giáo dục của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ngành giáo dục Thủ đô đề xuất một số vấn đề cần tháo gỡ trong thời gian tới.
Thứ nhất, với đầy đủ loại hình trường nhiều cấp học, trường chuyên, trọng điểm quốc gia với quy mô tương đối lớn; tuy nhiên, tại Nghị định 120 quy định mỗi đơn vị có không quá 2 cấp phó khiến khó khăn trong công tác quản lý cho các trường có quy mô lớn, đặc thù. Do đó, thành phố kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 120 cho phù hợp thực tế.
Thứ hai, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu sớm triển khai số hóa SGK và sử dụng SGK điện tử để phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong giáo dục.
Thứ ba, quan tâm chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác trong lĩnh vực GD&ĐT. Để thực hiện chủ trương tại Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Theo đó, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có phụ cấp ưu đãi theo từng tính chất công việc.
Thứ tư, hiện nay, Thủ đô đang có tình trạng tăng dân số cơ học cao. Mỗi năm, dân số tăng từ 50.000 - 60.000 học sinh, tương đương cần xây mới 30 - 40 trường học.
Tuy nhiên, một số quận nội thành hiện không còn quỹ đất. Để đáp ứng chuẩn xây dựng trường học, đề nghị các cấp xem xét cho phép Thành phố sử dụng chỉ tiêu diện tích sử dụng trên đầu học sinh thay thế cho chỉ tiêu diện tích đất trên học sinh. Chính phủ cho phép Hà Nội được nâng tầng với các khối nhà xây dựng. Đồng thời, cho phép Hà Nội xây tầng hầm cho nhà trường ở quận nội thành để khai thác quỹ đất hiệu quả.
Đình Tuệ
Cà Mau: Cần kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ để giáo viên yên tâm công tác
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm học qua còn khó khăn nhưng cơ chế, chính sách của ngành Giáo dục có nhiều tiến bộ. Tỉnh ban hành 5 nghị quyết chuyên đề về Giáo dục, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại hội nghị. |
Chất lượng Giáo dục của tỉnh nhiều tiến bộ, đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa là điểm sáng của ngành Giáo dục địa phương.
Nói về khó khăn, tỉnh Cà Mau cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lớp học bán trú còn thấp; học 2 buổi/ngày còn ít; trường lớp còn nhỏ lẻ, tạm bợ... Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều nhưng không có nguồn tuyển; nhất là giáo viên các môn học Chương trình mới. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường còn thấp.
Thời gian tới tỉnh sắp xếp trường lớp học, rà soát đội ngũ nhà giáo để đảm bảo việc dạy, học; đào tạo giáo viên và quan tâm chính sách cho giáo viên mầm non; hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn đến trường.
Ông Nguyễn Minh Luân kiến nghị Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư chương trình Sóng và máy tính cho em vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; Xem xét tháo gỡ khó khăn quy định khung vị trí việc làm cho giáo dục mầm non ở vị trí phục vụ, bảo vệ, y tế đang gặp khó.
Lưu ý khung vị trí việc làm đối vối giáo dục phổ thông ở cấp Tiểu học cần phù hợp với Chương trình mới. Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo ngành Sư phạm cũng gặp khó khăn cần tháo gỡ và có quy định đồng bộ.
Trung ương cần có các chương trình kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt là nhà công vụ cho giáo viên để giáo viên yên tâm, gắn bó dạy học và công tác.
Quốc Ngữ - Việt Hữu
Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM: Tiến trình tự chủ đại học còn nhiều thách thức
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, hành trình tự chủ đại học trong thời gian qua đã ghi nhận được nhiều kết quả rất tích cực, đặc biệt là chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao. Kết quả này phản ánh thông qua 3 minh chứng: Số lượng công bố quốc tế tăng nhanh; số lượng chương trình được kiểm định quốc tế tăng lên; số trường đại học trên bảng xếp hạng quốc tế cũng tăng.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM báo cáo tại Hội nghị. |
Tại ĐH Quốc gia TPHCM, ông Vũ Hải Quân nêu một số thành tựu đạt được, như: 6 trường thành viên đã thực hiện tự chủ đại học (tự chủ chi thường xuyên); ĐH Quốc gia TPHCM nằm trong tốp 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới; có 9 nhóm ngành được xếp hạng cao. Đến nay, ĐH Quốc gia TPHCM đã có 126 chương trình đào tạo được đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
Năm 2022, ĐH Quốc gia TPHCM công bố gần 2.400 bài báo quốc tế trong danh mục Scopus, chiếm hơn 12% tổng số công bố của cả nước; là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu có số công bố quốc tế nhiều nhất.
Ngoài ra, ĐH Quốc gia TPHCM được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì Đề án “Phát triển ĐH Quốc gia TPHCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, tiến trình thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam thời gian qua đã gặp 5 thách thức rất lớn, hầu hết liên quan đến tài chính đại học gồm: Nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí; Chính sách cho sinh viên vay còn rất hạn chế, kể cả đối tượng, quy trình thủ tục, định mức và thời hạn vay; Một số quy định về pháp luật còn chưa đồng bộ chưa thúc đẩy tự chủ đại học; Mất cân đối trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo khi có ít sinh viên chọn ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ bao gồm cả bậc sau đại học.
Cuối cùng, thách thức lớn nhất là thách thức về niềm tin của xã hội đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học riêng. Có lẽ, chưa bao giờ người thầy lại có nhiều tâm tư như bây giờ.
Để giải quyết những thách thức trên, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM nêu 3 kiến nghị:
Thứ nhất: tăng đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đại học
Bên cạnh nguồn đầu tư chiều sâu cho cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cần quan tâm đầu tư trực tiếp cho con người thông qua các đề tài, dự án. Thực tế, các phòng thí nghiệm chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được vận hành bởi những nhà khoa học giỏi.
Nhà nước cần có lộ trình điều tiết ngân sách đối với các trường đại học tự chủ theo hướng chỉ dừng cấp ngân sách chi thường xuyên sau khi trường đại học đã tự chủ xong một chu kỳ đào tạo (4-5 năm). Trong trường hợp chưa tăng được học phí, Nhà nước nên cấp bù phần ngân sách chưa được tăng.
Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện các thể chế chính sách pháp luật để thúc đẩy hợp tác PPP, nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy văn hóa hiến tặng.
Thứ hai: về chính sách tín dụng cho sinh viên vay
Ông Vũ Hải Quân đề xuất một số số giải pháp cụ thể như: Mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên; điều chỉnh mức cho vay nhằm đảm bảo cho sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí; giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh theo hướng tăng thời gian cho vay.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành chính sách tín dụng cho vay thương mại dành cho sinh viên.
Thứ ba: tăng đặt hàng đào tạo, nghiên cứu
Giáo dục vẫn cần sự điều tiết, vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong việc gắn đào tạo và nghiên cứu với các nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Việc này giúp tạo ra sự hài hòa trong nhu cầu của người học, chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong tương lai gần và tránh "khủng hoảng thừa" và "khủng hoảng thiếu".
Các ngành đề xuất được đặt hàng đào tạo gồm: Các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học tự nhiên, nhóm ngành Khoa học xã hội, nhóm ngành Văn hóa - nghệ thuật và một số lĩnh vực khác như Nông-Lâm nghiệp, Địa chất, Hải dương học…
Mạnh Tùng
Thứ trưởng Bộ Công an: Phối hợp xử lý sớm những vấn đề phức tạp, đảm bảo an ninh trong lĩnh vực giáo dục
Thượng tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an lưu ý những phá hoại về an ninh trật tự trong không gian mạng, tác động đến HSSV, giáo viên. |
Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá cao báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Bộ GD&ĐT.
Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết, Bộ Công an luôn nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của ngành GD-ĐT trong sự nghiệp trồng người, là giải pháp căn cơ bảo vệ an ninh văn hóa, an toàn trật tự xã hội, chủ động phòng ngừa từ sớm những tác động đến an ninh trật tự.
Thời gian qua, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT triển khai nhiều chương trình phối hợp, triển khai các thông tư liên tịch nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, bảm đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh an toàn các kì thi. Đặc biệt, Bộ Công an lưu ý đến việc lợi dụng hợp tác quốc tế trong GD để vi phạm pháp luật, phòng ngừa những vi phạm pháp luật trong học sinh sinh viên (HSSV).
Qua công tác bảo đảm an ninh quốc gia cho thấy, việc lợi dụng hợp tác quốc tế trong GD đã tạo ra một nhóm người có quan điểm không phù hợp với quan điểm của Đảng, đặc biệt trong lứa tuổi HSSV. Bộ Công an lưu ý về những phá hoại về an ninh trật tự trong không gian mạng, tác động đến HSSV, giáo viên.
Dù chỉ có 2,63% HSSV trong tổng số thanh niên phạm tội, nhưng con số này lại có xu hướng tăng. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, trong đó có Bộ GD&ĐT phối hợp xử lý sớm những vấn đề phức tạp, đảm bảo an ninh trong lĩnh vực GD.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Xem xét điều chỉnh biên chế theo từng vùng miền
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. |
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết: Biên chế của ngành Giáo dục năm 2021 là 1.375 715 người, trong đó khối TƯ là 50.699, ở địa phương là 1.328 016 biên chế. Khối mầm non và THPT là 1.131 001 người. Còn biên chế giao bổ sung trong năm học 2022 - 2023 là 27.850.
Năm học 2023 - 2024, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ GD&ĐT xem xét, căn cứ nhu cầu, so sánh định mức để trình Chính phủ cùng các cấp có thẩm quyền để bổ sung biên chế trong thời gian tới.
Hiện nay, ở nhiều nơi đang diễn ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số địa phương và thiếu cân đối cơ cấu giáo viên giữa các môn học cùng một cấp học ở các vùng miền có điều kiện KTXH khác nhau. Nguyên nhân là do các quy định hiện hành về số học sinh/lớp học không phân biệt vùng miền. Nhiều địa phương không bố trí đủ học sinh, đặc biệt vùng sâu vùng xa.
Một số địa phương không tuyển dụng được giáo viên theo số biên chế được giao. Do đó, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT có thể xem xét điều chỉnh biên chế theo từng vùng miền.
Chia sẻ về giải pháp cho những thực trạng trên, ông Triệu Văn Cường nêu ý kiến:
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương hoàn thiện các nội dung liên quan đến thể chế.
Thứ hai, các địa phương đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; hình thành trường phổ thông nhiều cấp; chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, THPT công lập sang ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá.
Thứ ba, các địa phương cần phê duyệt đề án tự chủ của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó xác định rõ lộ trình tự chủ tài chính.
Tú Anh
Cần công bằng trong đánh giá giữa giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam. |
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đánh giá: Năm học vừa qua ngành Giáo dục đã gặt hái nhiều thành công trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, SGK, đội ngũ nhà giáo, thi cử đã thu được nhiều thành công, được xã hội đánh giá cao.
Theo dõi buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với giáo viên, giảng viên cả nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, đây là hành động "dũng cảm" của Bộ trưởng. Tuy nhiên, việc trả lời những ý kiến thắc mắc của giáo viên cả nước, một mình Bộ GD&ĐT không làm được mà cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ ngành, các địa phương.
Về những tồn tại được nêu trong Hội nghị, bà Nguyễn Thị Doan đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có khảo sát để đánh giá tác động đổi mới SGK, phương pháp giảng dạy. Cần đánh giá về đội ngũ, có chiến lược dài hơi trong đào tạo đội ngũ cho ngành Giáo dục, phải tăng cường đầu tư cho ngành sư phạm. Cùng với đó, cần đánh giá nghiêm túc về tự chủ đại học.
Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đề nghị quan tâm đến đầu tư cho ngành khoa học cơ bản trước thực tế hiện nay có ít học sinh đăng kí vào những ngành học này. Nhà nước phải giảm học phí tăng học bổng cho học sinh theo học. Nguy cơ của khoa học cơ bản sẽ giảm đi nhiều nếu không có chính sách thu hút phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Doan cho biết, hệ thống giáo dục có 2 giai đoạn: Giáo dục ban đầu, đào tạo cho học sinh; còn GD tiếp tục là dành cho người lớn. GD ban đầu giờ không chỉ dành cho HS mà cả cho người lớn.
Bên cạnh việc quan tâm đến giáo dục ban đầu, cần quan tâm đến giáo dục tiếp tục, giáo dục cho người lớn. Đề nghị cần công bằng trong đánh giá giữa giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục. Làm thế nào thúc đẩy người lớn học tập, tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập, học tập suốt đời.
Bà Nguyễn Thị Doan cũng đề nghị các địa phương thực hiện phát động của Thủ tướng Chính phủ, thi đua diệt giặc dốt trong thời kì Cách mạng công nghệ 4.0, xóa mù công nghệ, ngoại ngữ. Đồng thời quan tâm đến các thiết chế GD, các cơ sở GDTX, Trung tâm học tập cộng đồng, giúp người lớn tiếp cận với tài nguyên GD mở. Quan tâm đến những người hoạt động ở TTGDTX, Trung tâm học tập cộng đồng.
Vân Anh
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giáo dục đào tạo tiếp tục đổi mới và có bước phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, giáo dục, đào tạo tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. |
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, giáo dục, đào tạo tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết 29 triển khai tích cực, bước đầu có hiệu quả.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được củng cố, duy trì. Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thực chất, hiệu quả hơn, nhất là việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học được thực hiện nghiêm túc, công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nêu một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới như: Công tác hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới giáo dục, đào tạo triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế của giáo dục trong nước và xu hướng hội nhập quốc tế, nhất là đối với tự chủ đại học.
Việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn một số bất cập; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp không dành quỹ đất để đầu tư xây dựng trường, lớp dẫn đến tình trạng quá tải của các trường, sĩ số học sinh/lớp cao hơn nhiều so với quy định, làm gia tăng áp lực trong tuyển sinh đầu cấp, nhất là tuyển sinh lớp 10.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu; tại một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học tạm; thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu; vấn đề nhà vệ sinh trong các trường học vẫn còn bất cập.
Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bất cập giữa các cấp học giữa các địa bàn; nhiều địa phương chưa đảm bảo đủ định mức giáo viên theo quy định; đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục mới.
Chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là nhân lực chất lượng cao ở các thành phố lớn hoặc các địa bàn khó khăn…
Thủ tướng gợi mở một số vấn đề cần triển khai thực hiện trong năm học mới. |
Sau khi phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo.
Đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Nhà giáo; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và sớm công bố Phương án thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cần tiếp tục đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT, đảm bảo nghiêm túc, gọn nhẹ, giảm áp lực nhưng phải nâng cao chất lượng.
Thủ tướng cũng yêu cầu, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, sách giáo tiếng dân tộc thiểu số, thử nghiệm và sử dụng sách chữ nổi cho người khiếm thị.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non; nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm hiệu quả, phù hợp yêu cầu tình hình thực tiễn.
Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên sư phạm và các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông về nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo Chương trình GDPT 2018.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành; trong đó yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của TW bảo đảm nghiêm túc, khách quan, sát thực tiễn, làm cơ sở để tham mưu với Bộ Chính trị ban hành văn bản chỉ đạo nhằm tạo đột phá trong đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII.
Bộ GD&ĐT nghiêm túc thực hiện Kết luận của Đoàn Giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; trong đó tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được về xây dựng Chương trình, thẩm định sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá;
Đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó chú trọng bảo đảm điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; công tác cung ứng và giá thành sách giáo khoa.
Thủ tướng gợi mở một số vấn đề cần triển khai thực hiện trong năm học mới là: Kiên quyết không để ma túy xâm nhập học đường, khắc phục tình trạng bạo học đường. Chương trình, sách giáo khoa cần tiếp tục đổi mới nhưng cũng cần chuẩn mực và ổn định phát triển;
Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục thường xuyên. Rà soát việc dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông. Có giải pháp khắc phục thiếu giáo viên, thiếu trường học ở các vùng sâu, xa, biên giới hải đảo…
Trước thềm năm học mới 2023-2024, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những thành tựu của năm học vừa qua; đồng thời gửi lời chúc các cán bộ làm công tác quản lý, các thầy giáo, cô giáo luôn phát huy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với nghề.
Thủ tướng mong muốn, các thầy, cô giáo , những người làm giáo dục khắc phục mọi khó khăn, kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng được sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước.
Minh Phong
Toàn ngành Giáo dục quyết tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu bế mạc Hội nghị. |
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, ngành Giáo dục rất vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2022- 2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024; được đón đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị; sự tham dự của đông đủ lãnh đạo chủ chốt 63 tỉnh, thành phố; đại diện Ban Giám hiệu, Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm trong cả nước.
Bộ trưởng nhận định, sau gần 4 tiếng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm về thực tiễn tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo tại các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học.
Đặc biệt, Hội nghị được nghe ý kiến chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển GD-ĐT trong thời gian tới; thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển GD-ĐT. Đó là vinh dự, cũng là trọng trách của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành Giáo dục. Chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện tâm huyết, sự thấu hiểu, sâu sát, tầm nhìn sâu rộng với lĩnh vực GD-ĐT.
Bộ trưởng khẳng định, ngành Giáo dục trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị và sẽ lĩnh hội, quán triệt, triển khai những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể và quyết tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; lưu ý của Thủ tướng về những điểm cần phải khắc phục; đặc biệt lưu ý đến vấn đề về công bằng giáo dục, phát triển giáo dục đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; khắc phục 6 vấn đề Thủ tướng nêu và một số nội dung cụ thể nêu trong Công điện số 474.
Nhân dịp tổng kết năm học, thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng tới các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã luôn quan tâm, chỉ đạo; cảm ơn các bộ ban ngành Trung ương đã phối hợp, hỗ trợ; cảm ơn các địa phương, tỉnh thành phố đã quan tâm ra sức triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch thường xuyên, cũng như nhiệm vụ đổi mới.
Bộ trưởng đồng thời ghi nhận, cảm ơn toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã cố gắng, sáng tạo và đổi mới; cảm ơn các cơ quan, báo chí truyền thông đã luôn ủng hộ, lan tỏa thông tin chính xác các hoạt động của ngành Giáo dục.
Trước thềm năm học mới, để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo, Bộ trưởng đề nghị mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành để đưa giáo dục Việt Nam vươn lên, xứng đáng với sự quan tâm, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và của toàn thể nhân dân.
Hiếu Nguyễn
Sóc Trăng: Đảm bảo điều kiện triển khai Chương trình mới
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại tỉnh Sóc Trăng có ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Châu Tuấn Hồng - Giám đốc sở GD&ĐT cùng các Phó Giám đốc; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh; Công đoàn ngành Giáo dục; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
Quang cảnh Hội nghị tại đầu cầu UBND tỉnh Sóc Trăng.
Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, năm học 2022 - 2023 quy mô, mạng lưới giáo dục các cấp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn và tập trung, đáp ứng nhu cầu học tập. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả, đạt chỉ tiêu đề ra.
Chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học tiếp tục được giữ vững thành tích, đa số các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cách đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Phong trào học sinh giỏi và khoa học kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tiếp tục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức đa đạng.
Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2023 - 2024, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, trường học tập trung rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, ưu tiên các hạng mục công trình, như: phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch… bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018.
Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có khoảng 5.930 phòng học kiên cố ở các cấp học, tăng 377 phòng so với năm học trước. Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 379/461 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 82,21% (đạt 99% kế hoạch năm 2023).
Xuân Lương - Quốc Ngữ