Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường

GD&TĐ - Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6); ngày Đại dương thế giới (8/6/) và Chiến dịch ra quân làm sạch bờ biển tại Thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá)sáng nay (7/6). 

Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường

Cùng dự và chủ trì buổi lễ có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ viện của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở ngành và đông đảo các thầy cô giáo, các em HS, SV của các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn  tỉnh Thanh Hóa.  

Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm nay được Liên Hợp quốc chọn là "Hãy hành động để ngăn nước biển dâng", Ngày Đại dương Thế giới (8/6) là "Cùng chung sức - Chúng ta có sức mạnh bảo vệ đại dương" nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; bảo vệ tài nguyên biển, đảo, bảo vệ đại dương vì sự phát triển bền vững.

Để hưởng ứng ngày này, nhiều năm qua Ngành GD&ĐT đã triển khai, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, GD cho cán bộ, giảng viên, GV, HS, SV chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học; làm vệ sinh môi trường trên địa bàn khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc; sửa chữa, xây mới các công trình cấp nước sạch, công trình nhà vệ sinh; 

Cùng đó lồng ghép các hoạt động về nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường, của biến đổi khí hậu đến phát triển KT-XH và sức khỏe con người vào trong những giờ học; hướng mọi người tự giác hạn chế sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu có phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu;

Tạo thói quen tự giác tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí đốt; bảo tồn các động vật hoang dã; tuyên truyền về nếp sống sạch, giữ gìn vệ sinh; các phong trào xanh-sạch-đẹp, xanh hoá nhà trư­ờng, các cuộc thi văn nghệ, sáng tác tranh cổ động, thi viết, thi vẽ về chủ đề bảo vệ môi trư­ờng... 

Nhất là các hoạt động hư­ởng ứng “Ngày Môi trường Thế giới” và “Tuần lễ Quốc gia nư­ớc sạch và vệ sinh môi trư­ờng” đ­ược tổ chức thường niên. Đồng thời, đư­ợc sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận các dự án về GD môi trường, GD sức khoẻ và vệ sinh tr­ường học… Các dự án này đã góp phần tích cực cải tạo môi trư­ờng học tập, góp phần nâng cao chất lư­ợng GD toàn diện cho HS, SV...

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. 

Lãnh thổ Việt Nam cũng có nhiều vùng đất trũng, đất thấp ven biển rộng lớn, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình thấp hơn 2,5m so với mặt biển. 

Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời. 

Biển và đại dương đóng góp một phần quan trọng đối với đời sống của con người và xã hội. Các loài thủy sản, khoáng sản, các năng lượng sạch được khai thác từ biển và đại dương phục vụ nhiều lợi ích của con người. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thủy, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí… Bên cạnh đó, biển còn có tác dụng điều hòa khí hậu. 

Nhận thức được tầm quan trọng của biển và hải đảo, Hội nghị lần thứ 4 BCH T.Ư Đảng (Khóa X) đã ra Nghị quyết về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020; tiếp theo là Nghị quyết 24/NQ-TW của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

“Hiện nay, nư­ớc ta có hơn một triệu cán bộ quản lý, giáo viên và giảng viên với gần 23 triệu HS, SV đang theo học trong các tr­ường học, từ mầm non đến đại học và sau đại học.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên và HS, SV đông đảo này sẽ là lực lư­ợng hùng hậu, xung kích về công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, đảo và chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã phát động phong trào bảo vệ môi trường trong nhà trường. Theo đó, toàn ngành GD cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thông tin, tuyên truyền để thu hút nhiều người tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như tôn vinh những giá trị của đại dương đối với sự sống của nhân loại và tính cấp thiết của việc bảo vệ đại dương; 

Đẩy mạnh và cụ thể hoá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao: Đưa các nội dung bảo vệ môi trư­ờng, ứng phó với biến đổi khí hậu và giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo và chủ quyền biển, đảo của VN vào chương trình GD-ĐT trong hệ thống GD quốc dân; Tham gia chiến dịch ra quân làm sạch bãi biển và các khu sinh thái biển, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đang sinh sống tại các bãi ngang và hải đảo có nhiều khó khăn, đặc biệt là các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc và đang làm nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt Bộ GD&ĐT chính thức phát động Chiến dịch ra quân làm sạch bờ biển. Ngay sau lễ mít tinh, các đại biểu cùng nhiều SV tình nguyện Trường ĐH Hồng Đức và một số trường trên địa bàn Thanh Hóa, thanh niên tình nguyện thành phố Thanh Hóa đã hành quân về bãi biển Sầm Sơn tham gia tổng vệ sinh làm sạch bãi biển Sầm Sơn.

Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường ảnh 1Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường ảnh 2Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường ảnh 3Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường ảnh 4Ngành Giáo dục luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ môi trường ảnh 5

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ