Nga vá lưới canh trời trên vũ trụ thế nào?

Nga đang đứng trước nguy cơ mất khả năng theo dõi các tên lửa đạn đạo của Mỹ, khi hàng loạt vệ tinh cảnh báo không hoạt động.

Nga vá lưới canh trời trên vũ trụ thế nào?
Hệ thống theo dõi và cảnh báo tên lửa của Nga được liên kết giữa các hệ thống radar cảnh báo mặt đất cùng với hệ thống vệ tinh giám sát Oko-1 trên không. Với hệ thống theo dõi và cảnh báo tên lửa trên, Nga có thể phát hiện và đánh chặn cũng như đáp trả mọi cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nhưng khả năng đó chỉ tồn tại ở thời kỳ huy hoàng của Liên Bang Xô Viết, và sau sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990, các hệ thống theo dõi và cảnh báo tên lửa của Nga xuống cấp nghiêm trọng. Yếu tố tác động hàng đầu là thiếu ngân sách cũng như việc cắt bỏ hàng loạt các trạm radar cảnh báo sớm.
Tiếp theo sau đó là việc hệ thống vệ tinh cảnh báo và do thám trên không Oko-1 đang dần mất khả năng hoạt động. Sau đó Nga đã phóng thêm các vệ tinh cảnh báo mới vào đầu năm 2012 để tăng cường khả năng giám sát trên không, nhưng số vệ tinh trên chỉ hoạt động được 1/3 thời gian thiết kế trước khi mất liên lạc hoàn toàn.
Nga đang mất dần khả năng cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo của Mỹ , khi các hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã quá cũ kỹ và lạc hậu.
Nga đang mất dần khả năng cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo của Mỹ , khi các hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã quá cũ kỹ và lạc hậu.
Với việc mất đi hệ thống vệ tinh do thám trên không đã làm suy yếu khả năng của hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa (MAWs) - một trong những vị trí then chốt của hệ thống phòng thủ chiến lược của Nga.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia quốc phòng Nga, hệ thống MAWs có đủ khả năng hoạt động bình thường. Mặc dù mất các vệ tinh do thám ở quỹ đạo địa tĩnh nhưng các vệ tinh do thám do thám khác là Cosmos-2422 và Cosmos-2446 thuộc MAWs nằm ở quỹ đạo cao hơn vẫn còn hoạt động.
Theo đó các vệ tinh do thám của Nga được phân chia theo từng quỹ đạo khác nhau và có khả năng thay thế cho nhau khi cần thiết, nhưng trong trường hợp khi mất gần như hầu hết các vệ tinh do thám thì khó có thể nói là toàn bộ hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm của Nga có còn hoạt động được hay không. Khi chỉ có 2 trong 4 vệ tinh hoạt động bình thường và chỉ có thể hoạt động ở mức độ tối thiểu, và chúng phải đảm nhiệm gấp đôi công việc so với tiêu chuẩn.
Tăng cường hệ thống radar giám sát mặt đất
Việc mất các vệ tinh cảnh báo sớm trên không đã được Quân đội Nga nhận thức được từ khá lâu. Chính vì vậy, gần đây, Bộ quốc phòng Nga đã bù đắp lỗ hổng từ các vệ tinh do thám bằng các hệ thống radar cảnh báo sớm mới đặt trên mặt đất là Voronezh-M và Voronezh-DM.
Các hệ thống radar mặt đất trên được triển khai tại các khu vực Kaliningrad, Leningrad, Irkutsk và Krasnodar. Các trạm radar này còn được gọi với cái tên là siêu radar vượt đường chân trời. Với phạm vi hoạt động hơn 6.00km, nó có thể dễ dàng phát hiện bất kỳ vụ tấn công bằng các tên lửa tầm trung hay tên lửa đạn đạo nào nhắm vào nước Nga và đưa ra giải pháp đánh chặn hiệu quả.
Việc đưa vào sử dụng các trạm radar Voronezh sẽ giúp lực lượng phòng thủ chiến lược Nga lấp bớt lỗ hỏng của các vệ tinh Oko-1 để lại.
Việc đưa vào sử dụng các trạm radar Voronezh sẽ giúp lực lượng phòng thủ chiến lược Nga lấp bớt lỗ hỏng của các vệ tinh Oko-1 để lại.
Theo một nguồn tin của Bộ quốc phòng Nga, tuy đã triển khai các trạm radar Voronezh nhưng Nga vẫn sẽ tiến hành phát triển hệ thống vệ tinh giám sát trên không mới nhằm thay thế cho các vệ tinh Oko-1 đã lỗi thời.
Với các hệ thống mới vệ tinh mới sẽ giúp lực lượng phòng thủ chiến lược của Nga hoạt động hiệu quả hơn và chúng sẽ không chỉ sử dụng riêng cho mục đích do thám cảnh báo sớm mà còn được sử dụng cho các nhiệm vụ ở cấp chiến thuật. Dự kiến hệ thống vệ tinh mới sẽ Bộ quốc phòng Nga sẽ được giới thiệu chính thức vào cuối năm nay.
Bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu
Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa MAWs của Nga luôn là vũ khí răn đe hiệu quả đối với các mối đe dọa tấn công bằng tên lửa từ các quốc gia thù địch với nước Nga. Được triển khai từ đầu những năm 1970, hệ thống MAWs bao gồm các trạm radar cảnh giới mặt đất, hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm hoạt động trên không và các trạm siêu radar vượt đường chân trời. MAWs có thể cung cấp thông tin theo thời gian thực và khả năng phát hiện bất kỳ mục tiêu nào của nó được tính bằng giây với độ tin cậy cao.
Lực lượng phòng thủ chiến lược Nga không ngừng gia tăng khả năng hoạt động của mình khi đưa vào sử dụng hàng loạt các trạm radar mặt đất mới. Trong ảnh là phía bên trong radar Don-2N thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 bảo vệ Moscow.
Lực lượng phòng thủ chiến lược Nga không ngừng gia tăng khả năng hoạt động của mình khi đưa vào sử dụng hàng loạt các trạm radar mặt đất mới. Trong ảnh là phía bên trong radar Don-2N thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 bảo vệ Moscow.
Với hệ thống MAWs, các nhà lãnh đạo của Liên Xô lúc đó và Tổng thống Nga hiện tại có thể theo dõi bất cứ vụ phóng tên lửa đạn đạo nào trên toàn thế giới và đưa ra quyết định đáp trả phù hợp.
Ban đầu, các trạm radar của MAWs được xây dựng cách xa các khu vực dân cư và có diện tích xây dựng khá lớn. Chúng được bố trí xung quanh nước Nga và các khu vực sát biên giới với các nước Phương Tây và các quốc gia thù địch. Tuy nhiên, sau đó thiết kế của các trạm radar cũng được thay đổi để có thể phát hiện các mục tiêu ở xa hơn, thậm chí là từ các bệ phóng tên lửa đạn đạo nằm sâu bên trong nước Mỹ.
Nhưng cùng với việc phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo được phóng đi từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã làm giảm khả năng của hoạt động MAWs, và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga chỉ có thể phát hiện các tên lửa này chỉ sau khi nó đã đi vào quĩ đạo bay.
Và đó sẽ là lổ hổng của bất kỳ hệ thống radar cảnh báo sớm nào trên thế giới hiện nay. Do đó người Nga đã phát triển ra các thiết bị hỗ trợ đi kèm với các hệ thống MAWs và có khả năng phát hiện bất kỳ hoạt động phóng tên lửa nào ở bất kỳ đâu ngay trong giai đoạn phóng đầu tiên của các tên lửa này.
Mô hình vệ tinh cảnh báo sớm Oko-1 của Nga.
Mô hình vệ tinh cảnh báo sớm Oko-1 của Nga.
Triển khai MAWs bên ngoài Trái Đất
Đầu những năm 1970, ý tưởng về một hệ thống cảnh báo sớm các vụ tấn công bằng tên lửa đã được tướng lĩnh Liên Xô để ý tới. Cho đến năm 1979 dự án hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm của Liên Xô được triển và vào năm 1982. Vệ tinh cảnh báo sớm đầu tiên là US-K hay còn được gọi Oko được triển khai trên quĩ đạo.
Vệ tinh trên có thể theo dõi bất kỳ tên lửa nào hoạt động trên lãnh thổ Mỹ và khu vực các nước Tây Âu lúc đó. Ngoài ra, Liên Xô còn triển khai thêm các vệ tinh thế hệ mới là US-KS và OKo-S lên trên quĩ đạo địa tĩnh vào năm 1984.
Đến năm 1991, Nga đã triển khai song song hai hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm bên ngoài Trái Đất là Oko-1 (US-KMO) và vệ tinh địa tĩnh 71X6. Các vệ tinh Oko-1 có thể ghi nhận và phát hiện bất kỳ hoạt động phóng tên lửa nào, thậm chí là trên biển từ các tàu ngầm hạt nhân .
Hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm trên gồm cụm 7 vệ tinh và hoạt động cho đến khi mất liên lạc với trạm điều khiển trung tâm vào tháng 6/2014 do sự cố kỹ thuật.
Theo Kiến thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ