Nga tìm ra cách hiệu quả để đối phó hệ thống HIMARS

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Lực lượng Phòng không Nga đã nhận được phần mềm mới giúp dễ dàng bắn hạ tên lửa của hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS.

Hệ thống HIMARS (Ảnh: Sputnik).
Hệ thống HIMARS (Ảnh: Sputnik).

Ngày 2/12, chỉ huy của một trong các đơn vị Nga trên hướng Zaporozhye nói với hãng tin RIA Novosti rằng, hiện tại họ đã dễ dàng đối phó với HIMARS hơn vì có được một chương trình phần mềm mới.

Ông nhấn mạnh, bây giờ HIMARS được coi là mục tiêu bình thường. Đơn vị của ông đã bắn hạ được khoảng 10 tên lửa HIMARS, trong đó có 4 quả bị bắn hạ vào tháng trước.

"Chúng tôi quan sát và tiêu diệt mà không gặp vấn đề gì" – chỉ huy trên khẳng định.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS được phát triển tại Hoa Kỳ vào nửa sau những năm 90 và được đưa vào sản xuất từ ​​năm 2003.

Nó có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường hoặc một tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS. Tầm ngắm của một số loại đạn lên tới 80 km.

Một tháng trước đây, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Colin Cole thừa nhận sự hỗ trợ quân sự cho phía Ukraine làm cạn kiệt đáng kể kho vũ khí của phương Tây và gây áp lực lên các tổ hợp công nghiệp - quân sự của các quốc gia.

Chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngày 24/2 vẫn tiếp tục. Quyết định trên được đưa ra khi tình hình Donbass được cho là trở nên trầm trọng hơn do các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.