Nga phóng 300 sát thủ tàu sân bay có đầu đạn nặng 1 tấn vào Ukraine

GD&TĐ - Nga phóng tới 300 sát thủ tàu sân bay Kh-22 tấn công Ukraine bởi loại tên lửa này có sức công phá rất lớn, với đầu đạn thường nặng tới 1 tấn.

Nga phóng 300 sát thủ tàu sân bay có đầu đạn nặng 1 tấn vào Ukraine

Quân đội Ukraine đã không thể bắn hạ bất kỳ tên lửa nào trong số 300 tên lửa hành trình chống hạm X-22 (Kh-22) Raduga của Nga kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.

Điều này đã được tuyên bố bởi chính người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine là ông Yury Ignat.

Theo vị quan chức Kiev, kể từ đầu cuộc xung đột đến nay, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã phóng tới hơn 300 quả tên lửa hành trình chống hạm được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay” vào Ukraine và hệ thống phòng không của nước này thực sự đã không thể đánh chặn.

Ông Yury Ignat cho biết, tên lửa X-22 bay với tốc độ 4 nghìn km/h, hơn nữa nó lại tiếp cận mục tiêu chủ yếu theo quỹ đạo đạn đạo, do đó việc đánh chặn những tên lửa này không hề dễ dàng, cần có các phương tiện phòng không đặc biệt để đánh chặn nó, chủ yếu là các hệ thống phòng không như Patriot.

Vị quan chức này còn chỉ ra, không chỉ có Kh-22, Nga còn có phiên bản hiện đại hóa của loại tên lửa này là Kh-32 với tầm phóng còn xa hơn và hệ thống dẫn đường hiện đại hơn. Do đó, các tên lửa dòng này của Nga thực sự là mối đe dọa với Lực lượng Phòng không Ukraine.

Người đại diện của Lực lượng Không quân Ukraine giải thích rằng Lực lượng Phòng không Ukraine chỉ có khả năng chống lại những tên lửa mà các hệ thống phòng không hiện đang sử dụng có thể đối phó được.

Ignat làm rõ rằng, các hệ thống chính mà Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có đều thuộc thế hệ cũ là Buk-M1 và S-300P. Ông chỉ ra rằng, Ukraine hiện có nhu cầu cấp thiết đối với các hệ thống phòng không hiện đại của phương Tây như Patriot của Mỹ hay SAMP-T của châu Âu.

Sau những bình luận này, giới chuyên gia quân sự đã lí giải tại sao Nga lại sử dụng tới 300 tên lửa được NATO định danh AS-4 Kitchen và mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”, để tấn công các mục tiêu mặt đất của Ukraine.

Theo một số ý kiến, sở dĩ Nga làm điều này là do hiện loại tên lửa này quá cũ (chế tạo từ cuối thập niên 50 và đưa vào sử dụng năm 1962), đã được thay thế bởi tên lửa Kh-32 nên Nga sử dụng ồ ạt vào mục đích tấn công các mục tiêu mặt đất, để không cần phải tiến hành tiêu hủy.

Hơn nữa, với đầu đạn nặng tới 1000kg, tốc độ lên tới 4,6Mach nên uy lực tấn công mặt đất của nó là rất lớn, 1 cú đánh có sức công phá cao gấp nhiều lần so với các loại bom và tên lửa hành trình Kalibr, chứ chưa nói tới các UAV cảm tử.

Do đó, việc sử dụng Kh-22 để tấn công mục tiêu mặt đất cho hiệu quả rất lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.