Nga, Mỹ ca ngợi tuyên bố của thượng đỉnh G20

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga và Mỹ cả hai đều ca ngợi tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G20 khi không chỉ trích trực tiếp Moscow về cuộc chiến ở Ukraine.

Thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ. (AFP).
Thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ. (AFP).

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thông qua tuyên bố đồng thuận tại New Delhi hôm 9/9, tránh lên án Nga về xung đột Ukraine.

Tuy nhiên, họ nhấn mạnh sự đau khổ của con người mà cuộc xung đột đã gây ra.

Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Svetlana Lukash, nhà đàm phán chính phủ của Nga tại G20, cho biết: “Mọi thứ đã được phản ánh dưới một hình thức cân bằng”.

"Tất cả các thành viên G20 đồng ý hành động vì lợi ích hòa bình, an ninh và giải quyết xung đột trên toàn thế giới."

Trong những tuần trước hội nghị thượng đỉnh G20, những quan điểm khác biệt rõ rệt về cuộc chiến đã đe dọa làm chệch hướng cuộc họp.

Hội nghị thượng đỉnh cũng kết nạp Liên minh châu Phi gồm 55 quốc gia thành viên, làm thành viên thường trực của G20.

"Đây là một trong những hội nghị thượng đỉnh G20 khó khăn nhất trong lịch sử gần 20 năm của diễn đàn... phải mất gần 20 ngày để thống nhất tuyên bố trước hội nghị và 5 ngày tại chỗ", ông Lukash nói.

Ông cho biết, điều này không chỉ do một số bất đồng về chủ đề Ukraine mà còn do sự khác biệt về quan điểm trong tất cả các vấn đề chính, chủ yếu là vấn đề biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng ít carbon...

Một quan chức Liên minh châu Âu giấu tên cho biết cuộc chiến Ukraine là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các cuộc đàm phán.

Theo ông, nếu không sự lãnh đạo của Ấn Độ thì thượng đỉnh sẽ không đạt được tuyên bố chung. Ông cho biết thêm rằng Brazil và Nam Phi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp những khác biệt.

Các nhà lãnh đạo G20 thăm đài tưởng niệm anh hùng độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.