Nga muốn 'phủi bụi' dự án Yak-141 đã bị đóng cửa vào năm 1992?

GD&TĐ - Người Nga đang mơ về dự án máy bay cất cánh thẳng đứng của riêng họ bằng cách tận dụng thành tựu từ thời Liên Xô.

Nga muốn 'phủi bụi' dự án Yak-141 đã bị đóng cửa vào năm 1992?

Truyền thông Nga mới đây cho biết, Công ty Yakovlev - một phần của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) dường như "sẵn sàng quay trở lại dự án chế tạo tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng thế hệ thứ 5".

Đồng thời họ nhấn mạnh thực tế là vào thời Xô Viết, Phòng thiết kế Yakovlev đã tham gia chế tạo các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng trên boong, đang phục vụ hoặc dự định sẽ trang bị cho Hải quân Liên Xô.

Đó là bản thiết kế Yak-36 (vẫn ở giai đoạn trình diễn công nghệ), Yak-38 (loại máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng sản xuất hàng loạt duy nhất của Liên Xô) và Yak-141 (một dự án đầy hứa hẹn đã bị đóng cửa vào năm 1992 do thiếu nguồn lực).

Trong câu chuyện này, cụm từ “sẵn sàng quay trở lại dự án máy bay cất hạ cánh thẳng đứng thế hệ thứ 5” khá kỳ lạ, bởi vì cho đến nay, lần duy nhất người Nga công khai khả năng chế tạo tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng cho hải quân chỉ được nhắc đến một lần vào năm 2019, đó là khôi phục dự án Yak-141.

Nếu bắt đầu từ việc Nga muốn tạo ra chiếc tiêm kích thế hệ 5 đầy hứa hẹn có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như đã được đưa ra ở trên, thì ở đây rõ ràng chúng ta đang nói về khả năng tận dụng thành tựu thu được từ chiếc Yak-141 phát triển dưới thời Liên Xô, tức là Moskva muốn "phủi bụi" bản thiết kế cũ.

36c66a509bd7cd0a.jpg
Tiêm kích hạm Yak-38 (trái) và Yak-141(phải).

Điểm đặc biệt của Yak-141 ở chỗ nó là máy bay chiến đấu siêu âm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, hoặc cất cánh đường băng rất ngắn.

Trên thực tế, Phòng thiết kế Yakovlev bắt đầu chế tạo chiếc tiêm kích này từ năm 1972, nhưng chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu thử nghiệm chỉ diễn ra vào năm 1987 và lần hạ cánh trên boong tàu sân bay (tàu tuần dương Dự án 1143 mang tên Đô đốc Gorshkov) chỉ được thực hiện vào năm 1991.

Giới phân tích cho rằng Yak-141 sẽ nằm trong nhóm tác chiến không quân của tất cả các tàu sân bay đang hoạt động hoặc sẽ được chế tạo cho Hải quân Liên Xô.

Tổng cộng có hai nguyên mẫu Yak-141 xuất xưởng, một trong số đó bị rơi vào mùa thu năm 1991 trong quá trình kiểm tra, và tới năm 1992, dự án cuối cùng đã bị đóng cửa do thiếu nguồn lực và cũng không thể tìm ra khách hàng nước ngoài quan tâm và chịu chi tiền để hoàn thiện nó.

Đây là điều vô cùng đáng tiếc với người Nga, bởi dựa trên thiết kế và ý tưởng về Yak-141, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra chiếc F-35B được xem như kỳ quan công nghệ quân sự hàng đầu vào thời điểm hiện tại.

Thử nghiệm tiêm kích hạm Yak-141 dưới thời Liên Xô.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.