Ông Ryabkov lưu ý rằng Mỹ và Nga vẫn “có tiềm năng khủng hoảng đáng kể” trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như cấp thị thực, điều kiện hoạt động tại các đại sứ quán và luân chuyển nhân viên ngoại giao. Ông cho biết đã thảo luận vấn đề này với Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland – người đã tới Nga vào ngày 11/10 nhưng không có tiến bộ đáng chú ý nào đạt được nhờ các cuộc tham vấn này.
“Mỹ không lắng nghe các yêu cầu của chúng tôi… Nhưng dù sao, cuộc trò chuyện vẫn hữu ích. Ít nhất chúng tôi đã đồng ý tăng cường các cuộc thảo luận này và tổ chức các cuộc tham vấn chuyên ngành. Ngoài ra, chúng tôi đồng ý tổ chức thêm các cuộc tham vấn về một số lĩnh vực của quan hệ song phương từ thị thực và công việc của các cơ quan đại diện (ngoại giao) nước ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga không tiết lộ những lĩnh vực khác trong quan hệ song phương mà Nga đồng ý thảo luận với chính phủ Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đến Nga vào ngày 11/10 với mục tiêu được cho là xây dựng mối quan hệ ổn định và dễ đoán giữa Washington và Moscow. Mối quan hệ song phương đã dần đi xuống trong vài năm qua và có xu hướng trầm trọng hơn vào năm 2014 sau khi Nga cáo buộc phương Tây, bao gồm Mỹ, giúp dàn dựng một cuộc đảo chính ở Ukraine.
Ngược lại Washington đã lên án những nỗ lực mà họ cho rằng Moscow đang thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến các chính sách đối nội của Kiev và việc thống nhất Crimea với Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý cùng năm.
Mối quan hệ song phương xấu đi khiến Mỹ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga và Moscow cũng đáp trả lại. Các cơ quan đại diện ngoại giao 2 nước bị ảnh hưởng. Washington đã thực hiện một số vụ trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga theo những cáo buộc mà Moscow cho là không có cơ sở, đóng cửa lãnh sự quán của Nga tại San Francisco. Moscow đáp trả bằng cách trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ và cản trở khả năng thuê người dân địa phương của các cơ quan ngoại giao Mỹ tại Nga.