Nga bọc thép cho tàu chiến để chống BEC?

GD&TĐ - Theo chuyên gia Nga, việc gắn thêm đai thép vừa không quá tốn kém lại loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tàu bị đánh chìm bởi tàu không người lái Ukraine.

Nga bọc thép cho tàu chiến để chống BEC?

Trong mục bình luận trên tờ “Người Đưa tin” (Reporter) hôm 17/02, chuyên gia quân sự Nga Sergey Marzhetsky đã nêu một số vấn đề mà ông đã nhìn nhận được sau 2 năm Lực lượng Vũ trang Nga tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine.

Trong đó, có những vấn đề tưởng như đã lỗi thời nhưng vẫn mang tính thời sự, thậm chí hình thành xu hướng mới trong một cuộc chiến tranh hiện đại trên mặt đất (mà chúng ta đã tìm hiểu trong kỳ trước) và cả trên biển.

Trước khi Chiến dịch Quân sự Đặc biệt diễn ra, ngày càng có nhiều lời kêu gọi rằng Hải quân Nga không cần các tàu mặt nước cỡ lớn, vốn được cho là chỉ là “mục tiêu nổi cỡ lớn”, và thay vào đó, Nga chỉ cần những “Hạm đội tàu muỗi”.

Nhưng thực tế cuộc chiến trên biển trong hai năm qua cho thấy mọi thứ phức tạp hơn nhiều và vấn đề cấp bách đối với các kỹ sư Nga là ngay từ khâu thiết kế đã phải tính đến việc bảo vệ tốt hơn cho những chiến hạm, vốn thường được chú trọng trang bị các loại vũ khí tấn công tầm xa.

Xét đến việc phân bổ chi phí cho chế tạo chiến hạm, thường là các thiết bị điện tử và vũ khí tên lửa dẫn đường chiếm phần lớn giá thành của một tàu chiến, trong khi vỏ thép, hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) thường chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm và máy bay, tàu thuyền không người lái trên biển của Ukraine đặt ra những câu hỏi khó không chỉ đối với bộ chỉ huy hạm đội mà còn đối với các dự án chế tạo tàu chiến của Nga, mà đầu tiên là việc phải phát triển những hệ thống CIWS mạnh mẽ hơn.

Chuyên gia Nga gợi ý cho giới tướng lĩnh về hỏa lực tầm gần cực kỳ mạnh mẽ của một thiết giáp hạm cổ lỗ sĩ lớp Iowa mà Lầu Năm Góc cho đến hiện nay vẫn cẩn thận bảo tồn, mà điển hình là thiết giáp hạm có tên Missouri được chúng ta biết đến nhiều qua các bộ phim bom tấn của Hollywood.

Tất cả chúng đều trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng và nhận được vũ khí hiện đại gồm: 8 bệ phóng tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk (bốn tên lửa cho mỗi lần lắp đặt), bốn bệ phóng bốn tên lửa AGM-84 Harpoon, bốn hệ thống vũ khí tầm gần ZAK Mk.15 “Vulcan-Phalanx”.

Ngoài ra, những tổn thất mà Hạm đội Biển Đen phải gánh chịu trong hai năm thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở theo chuyên gia đánh giá là nghiêm trọng, buộc giới tướng lĩnh và chuyên gia quân sự Nga phải đặt ra câu hỏi, loại tàu nào phù hợp nhất trước những thách thức của cuộc chiến tranh trên biển thời đại mới.

Các cuộc tấn công bằng tàu mặt nước không người lái (BEC) của Ukraine trong thời gian qua đã cho thấy, khái niệm về “hạm đội tàu muỗi” sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đó.

Chuyên gia cho rằng, trải nghiệm va chạm với máy bay không người lái cảm tử trên không và tàu không người lái cảm tử dưới nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ tàu mới được bảo vệ nghiêm túc hơn về mặt cấu trúc.

Về mặt khách quan, lượng giãn nước của tàu hạng nhất và hạng 2 phải đủ lớn để chứa vũ khí tấn công, hệ thống phòng không và phòng thủ tầm gần, nếu không có những vũ khí này, các tàu sẽ không thể chống lại được cuộc tấn công đồng loạt của hàng chục BEC.

Ngoài ra, nếu các chiến hạm Nga được gia cố phần thân tàu giáp với mớn nước thì hậu quả từ các cuộc tấn công BEC sẽ không quá lớn và tỷ lệ sống sót sau khi bị bị tên lửa chống hạm địch bắn trúng sẽ cao hơn.

Ví dụ như việc gắn thêm đai giáp 100 mm ở thân tàu gần mép nước chỉ tốn thêm 400-600 tấn thép có giá thành không đắt, nhưng sẽ gần như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây hư hại nghiêm trọng cho tàu chiến từ BEC, ​​​​máy bay không người lái hoặc tên lửa chống hạm, thường sẽ đánh vào khu vực này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.