Nga ám chỉ Trung Quốc về mối đe dọa vùng Viễn Đông?

Nga ám chỉ Trung Quốc về mối đe dọa vùng Viễn Đông?

(GD&TĐ) – Thủ tướng nga Dmitry Medvedev hôm qua (9.8) đã đưa ra lời cảnh báo về ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở vùng giàu tài nguyên Viễn Đông của nước Nga. Ông cho rằng rất cần thiết phải bảo vệ khu vực này đối với “sự mở rộng quá mức của các nước láng giềng”

Russia
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (back R) làm chủ tịch một phiên họp của chính phủ tại Moscow ngày 9.8 

Phát biểu sau vài ngày khi Thứ trưởng Quốc phòng thứ nhất của Nga nói rằng 2 tàu ngầm hạt nhân mới nhất sẽ được gửi tới hạm đội Thái Bình Dương, ông Medvedev cũng cho rằng “việc không cho phép sự những sự thị uy tiêu cực… bao gồm việc hình thành những vùng đất có công dân nước ngoài là rất cần thiết”.

Lời phát biểu được cho là mạnh mẽ nhất về vấn đề này trên đây đã thể hiện nghi ngờ của Kremlin rằng sự ồ ạt di cư của người Trung Quốc cuối cùng có thể tạo ra một mối đe dọa cho quyền bá chủ của Nga ở vùng xa xôi và khu vực thưa dân của Siberia và viễn Đông.

Nga và Trung Quốc có mối quan hệ ngoại giao và thương mại chặt chẽ, họ cùng kết hợp trong Hội đồng Bảo An liên hợp quốc để ngăn chặn những cấm vận đối với tổng thống Bashar al – Assad của Syria. Tuy nhiên, ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc tại vùng  Viễn Đông của Nga – nơi có các biển hiệu đường phố bằng tiếng Nga và tiếng Trung – từ lâu đã là một nguồn gây căng thẳng.

Nước Nga giàu tài nguyên là nước có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, nhưng dân số 143 triệu dân đã giảm trong những năm gần đây, trong khi đó, Trung Quốc đói tài nguyên lại nằm ngay phía nam và đang có một dân số đang tăng lên với 1,3 tỉ người.

Ông Medvedev, làm tổng thống nước Nga từ năm 2008 đến tháng 5 vừa qua, đã đưa ra chủ đề nhạy cảm trên tại một cuộc họp chính phủ khi nói tới vấn đề di cư.

“Thật không may là không có nhiều người sống ở đó, và nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ viễn Đông từ sự mở rộng quá mức của các nước láng giềng vẫn đang được thực hiện” – Thủ tướng nga nói.

Phương Hà (Theo Reuters)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.