Nếu xung đột bùng phát, tên lửa hạt nhân sẵn sàng giáng đòn vào mục tiêu NATO?

GD&TĐ - Trong trường hợp xảy ra xung đột, Hải quân Nga sẵn sàng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu NATO ở châu Âu.

Nếu xung đột bùng phát, tên lửa hạt nhân sẵn sàng giáng đòn vào mục tiêu NATO?

Hải quân Nga ngay cả trước khi chiến sự Ukraine bùng nổ đã chuẩn bị cho hạm đội của mình bằng cách huấn luyện thủy thủ cách sử dụng các loại đầu đạn đặc biệt trong chiến đấu.

Điều này đã được tờ báo Anh Financial Times (FT) đưa tin, trích dẫn các tài liệu bí mật mà họ sở hữu.

Moskva đã hình dung ra một cuộc xung đột với phương Tây vượt xa biên giới đất liền và lên kế hoạch thực hiện một loạt cuộc tấn công áp đảo nhằm vào các quốc gia Tây Âu.

Kế hoạch của người Nga được đưa ra trong giai đoạn năm 2008 - 2014 và bao gồm một danh sách lớn các mục tiêu ưu tiên, có thể bị tiêu diệt bằng cả phương tiện thông thường và sự trợ giúp từ vũ khí hạt nhân.

Moskva tin rằng việc tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho họ.

Hơn nữa, Hải quân Nga vẫn duy trì việc triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu nổi chứ không chỉ trên tàu ngầm, mặc dù theo các chuyên gia, điều này tiềm ẩn nguy cơ leo thang hoặc tai nạn.

Tuy nhiên những phương tiện này có độ cơ động cao, giúp chúng có khả năng thực hiện “các cuộc tấn công bất ngờ, quy mô lớn và phủ đầu” bằng vũ khí tầm xa từ nhiều hướng khác nhau. Hơn nữa, vũ khí hạt nhân “theo quy định” được dự định sử dụng kết hợp với vũ khí thông thường nhằm đạt được mục tiêu của Moskva.

Các chuyên gia đã xem xét nhiều tài liệu và cho rằng chúng phù hợp với cách mà NATO đánh giá mối đe dọa từ cuộc tấn công tên lửa của Nga từ tàu chiến của họ cũng như khả năng Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra xung đột. Nhiều bản đồ đã được vẽ ra cho thấy 32 mục tiêu NATO ở châu Âu nằm trong ưu tiên.

4a48787d34_photo_2024-08-13_10-24-47.jpg
34d75e920c_photo_2024-08-13_10-44-11-2.jpg
Những mục tiêu của NATO ở châu Âu có thể trở thành đối tượng tấn công hạt nhân của Nga.

Như vậy, phần lớn mục tiêu của Hạm đội Baltic nằm tại Na Uy và Đức. Hạm đội phương Bắc sẽ chịu trách nhiệm với các tổ hợp công nghiệp quân sự quan trọng, chẳng hạn như xưởng đóng tàu ngầm ở Barrow-in-Furness ở phía Tây Bắc Vương quốc Anh.

Bản đồ chỉ hiển thị một phần nhỏ các mục tiêu; trên thực tế, có “hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn” đối tượng trên khắp châu Âu. Nga cũng có thể sử dụng hạm đội của mình ở Biển Đen và Biển Caspian cũng như ở Thái Bình Dương.

Ngoài ra kịch bản còn bao gồm các cuộc xung đột khác.

Khả năng tấn công khắp châu Âu của Hải quân Nga có nghĩa là bất kỳ mục tiêu nào cũng có thể gặp rủi ro. Đơn giản là không nơi nào an toàn ở châu Âu và tên lửa Nga có thể bay đến bất cứ đâu.

"Khái niệm chiến tranh của họ là chiến tranh tổng lực... Họ coi những thứ này (đầu đạn hạt nhân chiến thuật) là vũ khí có khả năng mang lại chiến thắng... Họ sẽ muốn sử dụng chúng một cách nhanh chóng", ông Jeffrey Lewis - giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey cho biết.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được phóng bằng tên lửa mặt đất, trên không hoặc trên biển, có tầm bắn ngắn và ít sức hủy diệt hơn so với ICBM được thiết kế để răn đe lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, nó mạnh hơn quả bom nguyên tử Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Không thể loại trừ lựa chọn thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trình diễn ở một khu vực xa xôi nào đó để đe dọa hoặc như biện pháp cuối cùng nhằm buộc đối thủ ngồi vào bàn đàm phán chỉ vài ngày trước khi xung đột bùng nổ.

Mặc dù Moskva chưa bao giờ thừa nhận rằng học thuyết của mình có mức độ ảnh hưởng như vậy nhưng không thể loại trừ điều này, bởi vì một cuộc tấn công biểu diễn sẽ cho thấy khả năng sẵn sàng để sử dụng toàn diện.

"Họ muốn nỗi sợ về việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là chiếc chìa khóa thần kỳ giúp phương Tây tuân thủ mọi yêu cầu", cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của NATO - ông William Alberk cho biết.

Một trong những ưu tiên chính của Moskva trong cuộc xung đột nếu có với NATO là làm suy yếu tiềm lực quân sự và kinh tế đối phương. Điều này có nghĩa là Lực lượng vũ trang Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công, bao gồm nhằm vào những cơ sở hạ tầng quan trọng, như đã làm ở Ukraine.

Sự kết hợp giữa việc sử dụng vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân sẽ là một “gói duy nhất” của Lực lượng Vũ trang Nga. Theo tính toán của NATO, khối này hiện chỉ có khoảng 5% tiềm lực phòng không cần thiết để bảo vệ sườn phía Đông trước cuộc tấn công toàn diện từ Nga.

Chuyên gia Dara Massicot giải thích rằng các chiến lược gia Nga một phần coi vũ khí hạt nhân là trọng tâm trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào với NATO, nhất là khi lực lượng vũ trang của họ kém hơn về vũ khí thông thường.

Mặc dù vậy, Nga sẽ cần phải tính tới hành động đáp trả của NATO, bởi khi đó Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cũng sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trên diện rộng, trong khi mức độ công nghệ cao của họ có thể lớn hơn Moskva.

Cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga - Belarus.
Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.