Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực hạt nhân?

GD&TĐ - Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là quốc gia đi sau trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng hiện nay họ đã dẫn đầu thế giới.

Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực hạt nhân?

Lò phản ứng Linglong One hoàn toàn của Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng, đây sẽ là lò phản ứng dạng module cỡ nhỏ đầu tiên trên thế giới dùng cho mục đích thương mại, nó nằm trong chiến lược hạt nhân quốc gia nhằm mục đích loại bỏ than đá và nhiên liệu nhập khẩu của đất nước, hãng tin Bloomberg cho biết.

"Có lẽ không quá 7 quốc gia trên thế giới có đủ năng lực thiết kế, chế tạo và vận hành nhà máy điện hạt nhân, và trong số đó chúng tôi là những người dẫn đầu", đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông - ông Cui Jianchun cho biết trong chuyến thăm chính thức tới cơ sở đang được xây dựng.

Không thể tránh khỏi việc ngưỡng mộ quy mô và tốc độ của chiến dịch theo từng lĩnh vực cụ thể mà Bắc Kinh tiến hành, khi Trung Quốc mới chỉ phê duyệt nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 1981.

Tờ Bloomberg nhận xét nước này sẽ vượt qua Pháp và Mỹ vào năm 2030.

Trong thời đại mà có rất ít lò phản ứng mới được xây dựng, Trung Quốc đang xây dựng tới 30 lò phản ứng cùng lúc.

china-dome-fuqing-npp-training-1140x640.jpg
Trung Quốc sẽ là cường quốc năng lượng hạt nhân đứng đầu thế giới.

Bắc Kinh đã chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu và thử nghiệm. Một nhà máy như Linglong One do Công ty Điện hạt nhân Quốc gia Trung Quốc vận hành, là lò phản ứng module cỡ nhỏ duy nhất cho đến nay được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế phê duyệt, nó sẽ hoàn thành vào cuối năm tới.

Những tiến bộ quan trọng như phản ứng tổng hợp hạt nhân - sự kết hợp chứ không phải phân chia các nguyên tử đang cho thấy Bắc Kinh đạt được nhiều thành tựu, khi họ chi tiêu nhiều hơn Hoa Kỳ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Không có bí mật công nghiệp lớn nào về những gì Trung Quốc đang làm, chủ yếu vấn đề nằm ở quy mô, sự hỗ trợ của chính phủ và thiết kế tương đối đơn giản, có thể nhân rộng.

Đó là một thành công và còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài khi nhu cầu về năng lượng hạt nhân ngày càng tăng cao, nhờ những yêu cầu về an ninh năng lượng và khí hậu, điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển.

"Ngân hàng" uranium cho các lò phản ứng trên thế giới.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Ngày xưa đi học

GD&TĐ - Chỉ nghĩ thôi mà những kỷ niệm ngày xưa ùa về. Trong thoáng chốc, dường như tôi thấy mình là một cô gái nhỏ ngày đầu được mẹ dắt đến trường...