Nên có tháng lương thứ 13 cho các nhà giáo

GD&TĐ - Cũng như những người làm các ngành khác trong xã hội, mỗi dịp Tết đến, người giáo viên cũng phải sửa soạn, mua sắm những vật dụng cần thiết cho bản thân và gia đình. 

Nên có tháng lương thứ 13 cho các nhà giáo

Cuộc sống của phần lớn giáo viên hiện nay chủ yếu vẫn chỉ biết trông chờ vào đồng lương nhận được hàng tháng. Do đó, không ít giáo viên có tâm lý “sợ” Tết đến vì không biết “nhìn” vào khoản nào để trang trải, chi tiêu trong dịp Tết, nhất là với các giáo viên đang công tác tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có địa hình khó khăn thì mức thưởng Tết cho giáo viên là khá eo hẹp, chật vật. Nơi đây, vốn đã rất khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện giao thông đi lại trong khi nguồn quỹ phúc lợi tích lũy được lại không nhiều.

Nguồn thu chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước mà ngân sách nhà nước lại chỉ đủ chi trả lương cho giáo viên. Ngoài ra, những trường đóng trên các địa bàn này rất khó gây được các quỹ hỗ trợ khác do điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Chưa có chính sách thưởng Tết cho giáo viên từ cấp trên, một số trường đã “sáng tạo” để dành các khoản chi trả tiền thừa giờ, chấm bài, văn phòng phẩm, tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua phát vào dịp cuối năm để giáo viên có thêm khoản tiêu tết.

Một số trường lại cho phép giáo viên được tạm ứng tháng lương kế tiếp. Được cấp tháng lương tiếp theo, nhiều giáo viên có tâm trạng phấn khởi bởi có thêm được khoản tiền mua sắm mấy ngày Tết nhưng cũng canh cánh nỗi lo là sau Tết không biết trông vào khoản nào để chi tiêu, lại phải rơi vào cảnh “no dồn đói góp”.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã có những hành động nhất định trong việc chăm lo Tết cho giáo viên. Tuy nhiên, khi “trông chờ” cả vào sự tự vận động của nhà trường và chính quyền địa phương thì vẫn diễn ra tình trạng “kẻ khóc, người cười”, nơi hỗ trợ nhiều, nơi hỗ trợ ít hoặc không có để hỗ trợ. Vậy là, việc người giáo viên có được một khoản cho “ra tấm, ra món” trang trải thêm trong ngày Tết vẫn đang chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi.

Nên chăng, cần có một chính sách thực sự rõ ràng ở cấp độ vĩ mô để người giáo viên đang công tác ở những địa bàn khó khăn cũng được hưởng trọn niềm vui có tiền thưởng Tết. Một trong những giải pháp thiết thực có thể được tính đến là những giáo viên đang công tác ở các địa bàn này được nhận tháng lương thứ 13 như là một phần thưởng cho một năm miệt mài, lao tâm khổ tứ cho sự nghiệp “trồng người”.

Dù nguồn ngân sách khó khăn nhưng nếu áp dụng phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì việc áp dụng giải pháp trên vẫn mang tính khả thi. Theo đó, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần theo tỷ lệ nhất định, số còn lại huy động từ nguồn lực xã hội hóa, nhất là ở những địa bàn thuận lợi, có điều kiện phát triển kinh tế.

Giải pháp phát tháng lương thứ 13 cho giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa vào dịp cuối năm nếu được áp dụng trong thực tế sẽ tạo nên “cú hích” đáng kể về mặt tâm lý góp phần động viên khích lệ tinh thần những giáo viên nơi đây yên tâm công tác, nỗ lực nhiều hơn trong việc thu hẹp chất lượng giáo dục ở các vùng, miền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.