Trang Foxnews đưa tin, Tiến sĩ Anna C. Phillips ở Đại học Birmingham cùng các đồng nghiệp đã phân tích ngẫu nhiên 276 người lớn tiêm văcxin cúm trong buổi sáng (9-11h) và buổi chiều (3-5h).
Một tháng sau đó, họ phân tích mẫu máu của mỗi người để đo kháng thể chống lại virus cúm. Kết quả cho thấy mức độ kháng thể tăng lên ở cả hai nhóm, nhưng tăng cao đáng kể đối với những người đã tiêm chủng vào buổi sáng thay vì buổi chiều.
Cả đàn ông và phụ nữ cho thấy có phản ứng tốt hơn sau khi tiêm buổi sáng.
Văcxin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh cụ thể.
Bởi vì phản ứng miễn dịch của mỗi người khác nhau thông qua các quá trình trong ngày, một số nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng văcxin có thể làm việc tốt hơn nếu được tiêm tại một số thời điểm trong ngày hơn là vào những thời điểm khác.
Phillips cho biết thêm, nghiên cứu mới chỉ nhìn vào mức độ kháng thể ở từng thời điểm tiêm chứ không đề cập đến kết quả phòng ngừa sau này.
"Đừng chờ đợi thử nghiệm kiểm tra mức tăng của các kháng thể liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh sau này", Tiến sĩ Phillips nói.
Tiến sĩ Bruce Y. Lee, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vaccine Quốc tế Y tế công cộng ở Baltimore, Maryland nói rằng, kết quả nghiên cứu này đã để lại hệ lụy. "Có thể nhiều người đấu tranh để được chích ngừa cúm vào buổi sáng, như vậy sẽ dẫn đến hỗn loạn".
Ông Bruce Y. Lee nói thêm: "Nếu các nghiên cứu trong tương lai thực sự xác nhận rằng thời gian trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêm văcxin thì lúc đó chúng ta lại có kế hoạch chích ngừa sao cho phù hợp.
Ví dụ, có thể tiến hành chích ngừa tại nơi làm việc. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã chỉ ra rằng làm như vậy có thể tiết kiệm chi phí sử dụng lao động".