Vừa qua, cựu Thủ tướng, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng, lực lượng NATO đến giúp đỡ Kiev dù có tham chiến trực tiếp với Moscow hay không thì cũng sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ông cũng kêu gọi trao phần thưởng cho các binh sĩ Nga tham gia loại bỏ các thành viên của khối quân sự phương Tây ở Ukraine.
Vị Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga đương nhiệm tuyên bố trên mạng xã hội Vkontakte rằng, tại buổi lễ được tổ chức tại Brussels nhằm kỷ niệm 75 năm thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết đã nhận được quyết định thành lập phái đoàn NATO tại Ukraine.
Nhà ngoại giao Ba Lan đảm bảo rằng, điều này không có nghĩa là liên minh sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến với Nga, mà họ chỉ tham gia công tác huấn luyện quân đội Ukraine trực tiếp trên lãnh thổ đất nước này, cũng như thực hiện một số hành động phối hợp.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố ý định triển khai quân Pháp ở Ukraine và vận động các đồng minh khác trong NATO ủng hộ kế hoạch này. Đã có một số nước như Ba Lan hay các nước Baltic ủng hộ sáng kiến của nhà lãnh đạo chính quyền Pháp.
Vị cựu nguyên thủ quốc gia Nga nhấn mạnh, binh sĩ NATO không bị buộc phải tham chiến, nhưng nếu họ đã tình nguyện chiến đấu chống lại Moscow thì chỉ có một con đường là đi vào chỗ thiệt mạng.
Vậy nguyên nhân tại sao mà Nga lại đưa ra cảnh báo cứng rắn đến như vậy đối với lực lượng NATO, bất kể họ tuyên bố là sẽ không trực tiếp đối đầu với Nga? Giới quân sự Nga cho rằng, điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất là: Binh sĩ NATO sẽ giúp Kiev trấn thủ các khu vực hậu phương của Ukraine, giúp quân đội nước này rảnh tay huy động thêm hàng trăm ngàn quân ra tiền tuyến chống Nga. Đây là điều vô cùng quan trọng, trong bối cảnh Lực lượng Vũ trang Ukraine đang cạn kiệt nguồn binh sĩ mới bổ sung.
Một phần kế hoạch của liên minh là đưa một số binh sĩ tiến vào khu vực Lvov ở phía tây và có thể cả thủ đô Kiev ở phía bắc Kiev để thay thế quân đội Ukraine bảo vệ các khu vực hậu phương, cùng với việc triển khai lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ tới một số nơi.
Do đó, lực lượng NATO đã biến thành lực lượng tăng viện dự bị cho Quân đội Ukraine, nên bất kể là họ được triển khai ở đâu thì trên thực tế, các thành viên của khối này đã trở thành một phần của lực lượng chính quy đang chiến đấu nên họ sẽ bị coi như kẻ thù và sẽ là mục tiêu tấn công.
Thứ hai là:Quân đội NATO sẽ trực tiếp huấn luyện binh sĩ ở Ukraine, giúp họ bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng về chiến, kỹ thuật tác chiến trên chiến trường, kịp thời bổ khuyết những hạn chế về sửa chữa, bảo dưỡng và sử dụng trang bị, vũ khí kiểu phương Tây.
Điều này có có lợi ở chỗ các lực lượng tân binh mới tuyển mộ và ngay cả những đơn vị tuyến đầu mới thay quân về hậu phương cũng sẽ được huấn luyện cơ bản và huấn luyện bổ sung kịp thời, không cần đến những khóa huấn luyện ở nước ngoài, vừa tốn kém vừa mất thời gian.
Việc NATO cung cấp khả năng huấn luyện ngay trên lãnh thổ Ukraine sẽ nâng cao nhanh chóng khả năng tác chiến của Lực lượng Vũ trang Ukraine, giúp họ bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng trên chiến trường, trong một cuộc xung đột quân sự hiện đại.
Thứ ba là: Việc Quân đội NATO tràn vào Ukraine cùng với số lượng lớn trang bị hạng nặng là điều thách thức đối với Nga, vì họ có thể bí mật tuồn vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraine một cách hợp pháp mà không cần đến việc phải xin phép quốc hội các nước.
Điều này là rất nguy hiểm đối với Nga, bởi bất cứ khi nào nhận được thông tin tình báo về hoạt động của quân Nga là các lực lượng đặc biệt NATO có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình chiến trường, tăng cường ngay những vũ khí cần thiết cho các khu vực xung yếu của Ukraine.
Với những nguyên nhân trên, dù quân đội NATO tiến vào Ukraine không trực tiếp tham chiến với Lực lượng Vũ trang Nga những sẽ gây ra những nguy cơ lớn đối với quân đội nước này.
Do đó, việc Moscow tỏ thái độ cứng rắn và sẽ có đối sách mới đối với lực lượng quân sự của khối này là điều hoàn toàn dễ hiểu.