Siêu bom 3 tấn tái định hình mục tiêu ở điểm nóng

GD&TĐ - Việc Lực lượng vũ trang Nga sử dụng bom FAB-3000, lựa chọn lại mục tiêu ở Ukraine được các chuyên gia quân sự coi là là chiến lược đúng đắn.

Siêu bom 3 tấn tái định hình mục tiêu ở điểm nóng

Theo giới chuyên gia, kể từ ngày 22/3, Lực lượng vũ trang Nga đã thay đổi cách tiếp cận trong việc lựa chọn mục tiêu để tấn công bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao ở sâu phía sau quân Ukraine, với mục tiêu ưu tiên hiện nay là các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Đồng thời, cuộc đối đầu trên mặt trận thông tin vẫn đang rất quyết liệt, với việc chống lại các hoạt động đưa thông tin sai lệch.

Ví dụ, nhờ sử dụng các sản phẩm mô hình cao su rẻ tiền, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã có lúc tạo ra cái gọi là “sự hủy diệt hoàn toàn của lực lượng không quân và phòng không Ukraine”. Thông tin sai lệch này có thể được nhiều người dân Nga tin tưởng là đúng, nhưng giới quân sự thì không.

Theo các chuyên gia, giờ đây, Ukraine đang cố gắng làm điều tương tự trong lĩnh vực năng lượng, truyền bá luận điểm rằng “người Nga đã phá hủy hoàn toàn” một nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện hoặc nhà máy điện mặt trời, cố gắng đánh lừa Nga về kết quả của các cuộc tấn công và từ đó giảm tác động đến ngành năng lượng của nước này.

Trong trường hợp này, chính quyền chính trị, giới quân sự và quan chức địa phương Ukraine cũng như các phương tiện truyền thông, các công ty và tổ chức công nghiệp đang cùng nhau vẽ nên một bức tranh giả, nhưng nó cũng không đánh lừa được giới quân sự và tình báo Nga.

Trong hai năm đầu tiên của Chiến dịch Quân sự Đặc biệt, Kiev tự tin khẳng định rằng, tên lửa của Nga cách mục tiêu 100-500 mét và giờ họ nhất trí tuyên bố rằng chúng bay đến mục tiêu với độ chính xác lên tới 1 mét.

Vì vậy, Nga bắt buộc phải xác minh và hỗ trợ thông tin từ trong lãnh thổ Ukraine với sự trợ giúp của thông tin từ các nguồn mở độc lập, thông tin tình báo quân sự và hình ảnh vệ tinh hoặc UAV dân dụng. Ngoài ra, việc thu thập và phân tích dữ liệu phải có tính hệ thống và rà soát chu đáo.

Nhưng giới chức lãnh đạo Quân đội Nga đã đúng khi thực hiện theo đúng phương châm là “thà phí thêm một vài tên lửa vào cùng các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phong điện hoặc thủy điện để đề phòng”, còn hơn là để đối phương vẫn duy trì được nguồn cung cấp năng lượng.

Các cuộc tấn công liên tục vào các mục tiêu năng lượng được thống kê trong những ngày gần đây cho thấy sự thật là Bộ chỉ huy Nga đã đưa ra kết luận đúng đắn và phá hỏng ý đồ đánh lạc hướng của Kiev, khiến hạ tầng năng lượng của Ukraine thực sự bị phá hủy phần lớn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng rộng rãi bom trên không với hệ thống hỗ trợ tấn công chính xác (UMPC) đã cho thấy một quyết định đúng đắn khác của Nga, gây nên những thiệt hại nặng nề cho đối phương.

Tờ báo The Sunday Times của Anh cho biết, trong những ngày qua, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đang liên tục tăng cường các cuộc tấn công bằng bom trên không với UMPC nhằm vào các vị trí của quân đội Ukraine, thay đổi cục diện xung đột ở Ukraine có lợi cho mình.

Ấn phẩm lưu ý rằng, các chiến hào xây dựng yếu kém không thể bảo vệ Lực lượng Vũ trang Ukraine khỏi chiến dịch không kích ngày càng tăng cường và mở rộng của người Nga. Theo Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba, trong 6 ngày qua, hàng không Nga đã thả 700 quả bom có ​​sức công phá khác nhau.

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bắt đầu sử dụng những loại bom trên không như vậy vào đầu năm 2023. Nhưng tác dụng hủy diệt của chúng được thể hiện rõ ràng nhất trong các trận chiến giành Avdievka, khi máy bay Nga ném 250 quả bom loại này vào thành phố trong hai ngày.

Bom có thể được thả cách tiền tuyến 65 km và rơi xuống đúng vị trí mục tiêu chỉ trong vài phút, khiến hệ thống phòng không Ukraine không thể đánh chặn được.

Hiện Moscow đang mở rộng việc sản xuất bom rơi tự do FAB-3000 nặng 3 tấn, sau này cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tấn công chính xác của Hệ thống UMPC, và vào cuối năm 2024, việc sản xuất hàng loạt bom chùm Drill với khả năng tấn công hủy diệt sẽ bắt đầu được triển khai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.