Nâng chất lượng giáo dục trẻ mầm non vùng khó cần chính sách ưu tiên

GD&TĐ - Giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được Chính phủ hỗ trợ nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận giáo dục.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Học sinh vùng khó gặp rất nhiều khó khăn

Theo bà Lò Thị Thời- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên, trong những năm qua, giáo dục mầm non (GDMN) đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Quy mô trường, lớp tăng, đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm.

Tuy nhiên, Điện Biên là tỉnh có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí chưa đồng đều, một số nơi vẫn còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động trẻ ra lớp và việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Điện Biên là tỉnh nghèo nên đầu tư cho giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, công tác xã hội hóa giáo dục hạn hẹp do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, quy mô giáo dục mầm non tiếp tục tăng nhanh, điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục chưa đảm bảo, nhất là các trường ở khu vực vùng cao, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Còn ông Huỳnh Quang Long - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng có 5 trường mầm non, với 49 nhóm lớp nằm trong khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn. Cả 5 trường đều có ít nhất 2 điểm trường lẻ, cách xa điểm trường chính từ 7-15 km nên khó khăn trong việc đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Các trường đã phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và văn hóa của DTTS tại địa phương. Các trường đã triển khai thực hiện tốt hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS, tăng cường các hoạt động làm quen với việc đọc và viết đối với trẻ 5 tuổi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi bước vào trường phổ thông.

Tuy nhiên, chất lượng thực hiện chương trình GDMN còn có khoảng cách, chênh lệch giữa các vùng, miền, giữa các loại hình trường công lập, ngoài công lập. Công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi tuy được nâng lên nhưng chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là vùng DTTS.

Ông Long nhận định, để phát triển GDMN vùng khó khăn, cần tạo mọi điều kiện để huy động tối đa trẻ em được tiếp cận với GDMN có chất lượng, mở rộng quy mô trường lớp trên địa bàn dân cư, đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục cho mọi trẻ em, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh, khắc phục sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng thuận lợi hoặc vùng khó khăn.

Cần tiếp tục có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển GDMN và đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động toàn xã hội cùng chăm lo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; huy động sự đóng góp nguồn lực của gia đình và toàn xã hội; đảm bảo mức lương cho giáo viên mầm non phải đủ sống và yên tâm với nghề.

Cần hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó

Cần hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó

Giảm khó khăn cho những trường vùng khó

Theo bà Cù Thị Thủy- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT, trong năm học 2020-2021, tại những vùng khó khăn của cả nước có tổng cộng 3.605 trường mầm non, 9.356 điểm trường lẻ. Số cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn chiếm tỷ lệ 23% toàn quốc, trẻ em mầm non tại vùng khó khăn chiếm 20%.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển giáo dục vùng khó. Các chính sách cho trẻ em và giáo viên được ban hành giai đoạn vừa qua cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp, đời sống của đội ngũ nhà giáo vùng khó khăn đã được quan tâm để giảm bớt một phần khó khăn, yên tâm công tác và gắn bó với nghề.

Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục mầm vùng khó khăn còn gặp rất nhiều khó khăn như mạng lưới trường mầm non mới chỉ thu hút được 54% trẻ em tới trường, còn 46% trẻ em chưa được tiếp cận giáo dục. Cơ sở vật chất đã được quan tâm, tuy nhiên mới có 54,6% phòng học kiên cố, tỷ lệ phòng học tạm, nhờ mượn còn cao.

Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu, tài liệu, học liệu đồ dùng, đồ chơi tại vùng khó khăn còn thiếu thốn, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học hạn chế, chưa đảm bảo các điều kiện để phát triển các lĩnh vực giáo dục cho trẻ, nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng tiếng Việt. Tình trạng thiếu phòng học, phòng học tạm, học nhờ còn nhiều.

Nhiều điểm lẻ chưa có đủ phòng học, còn phải mượn nhà sinh hoạt văn hóa của thôn buôn, của cộng đồng, nhà của dân để làm phòng học cho trẻ. Do đó, chưa đảm bảo các điều kiện về diện tích, nhà vệ sinh, chưa xây dựng được môi trường giáo dục, môi trường sư phạm theo quy định, môi trường tiếng Việt cho trẻ chưa được chú ý, đặc biệt các lớp lẻ cắm bản nhiều thuộc địa bàn các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Nhiều nơi, tại các điểm lẻ, chỉ có 1 giáo viên/lớp, giáo viên phải kiêm cả việc đón và trả trẻ tại nhà. Chính vì vậy, giáo viên thiếu thời gian để xây môi trường trong lớp học, tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Các vùng dân tộc thiểu số, miền núi do điều kiện địa lý, kinh tế xã hội không thuận lợi nên đội ngũ giáo viên thường không ổn định, thiếu giáo viên, thiếu nguồn tuyển dụng.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương hỗ trợ cho giáo viên còn thấp so với đặc thù công việc và chưa công bằng so với cấp học phổ thông. Ở rất nhiều điểm bản, cũng không có nhà công vụ hay phòng cho giáo viên ở, trong khi đó nhà lại xa... Những vấn đề này tạo nên khó khăn, áp lực đối với đội ngũ giáo viên mầm non công tác tại khu vực miền núi, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số.

Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện văn bản dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030”. Đề án được xây dựng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ giai đoạn 2021-2030 về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo hướng bền vững.

Khi triển khai thực hiện, Đề án sẽ hỗ trợ cho các cơ sở GDMN vùng khó khăn được bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chính sách đối với trẻ em và giáo viên, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em người DTTS được tiếp cận giáo dục, được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trên toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...