Dự hội nghị có các đại biểu là học sinh từ các câu lạc bộ Mô hình Liên hợp quốc (MUN) và 11 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, bạn Nguyễn Đình An, Chủ tịch Câu lạc bộ Trường học xanh Việt Nam cho biết nhằm giáo dục học sinh, sinh viên về kỹ năng ngoại giao, đàm phán, thuyết phục để giải quyết một vấn đề cụ thể mang tính toàn cầu.
Tại hội nghị MUN Việt Nam 2021, học sinh, sinh viên đảm nhận vai trò của một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân thảo luận và cộng tác với các đại biểu khác từ khắp nơi trên thế giới để giải quyết vấn đề về thúc đẩy Mô hình Kinh tế Tuần hoàn.
Cùng với tốc độ phát triển công nghệ và tốc độ tiêu thụ các thiết bị điện không ngừng tăng nhanh, rác thải thiết bị điện và điện tử (WEEE), hay còn gọi là rác thải điện tử, đã trở thành một trong những dòng chất thải phát triển nhanh nhất.
Do sự đa dạng của các sản phẩm và hỗn hợp phức tạp của các nguyên liệu của mỗi sản phẩm, quản lý chất thải cho WEEE có thể được coi là một trong những công việc phức tạp nhất.
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về nội dung để giải quyết các thách thức và giải pháp liên quan đến quản lý Chất thải điện tử thông qua thực thi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 về thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn và thực hiện Trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng (EPR).
Thảo luận sẽ tiếp tục diễn ra trong sáng ngày 17/10 để thống nhất dự thảo Nghị quyết. Đến chiều 17/10, sẽ thống nhất và ra tuyên bố chung về Nghị quyết thúc đẩy Mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện, điện tử.
Mô hình Liên hợp quốc do Trường học xanh Việt Nam (Green School Vietnam) tổ chức trong khuôn khổ dự án “Giáo dục lối sống bền vững cho học sinh Việt Nam” được Tổ chức Môi trường Liên hợp Quốc và Bộ TN&MT Việt Nam tài trợ tập bắt đầu như một loạt các mô phỏng Mô hình Quốc Liên (Model League of Nations ) do sinh viên lãnh đạo.
Green School Việt Nam được thành lập nhằm tuyên truyền, phổ biến, giúp học sinh Việt Nam tiếp cận với chuẩn mực Giáo dục Công dân Toàn cầu (GCED) của UNESCO. Tại đây, học sinh được trao quyền trở thành ‘công dân toàn cầu’, có khả năng đảm nhận các vai trò tích cực, ở cả địa phương và toàn cầu, đối mặt và giải quyết các thách thức toàn cầu, đồng thời đóng góp tích cực vào một thế giới công bằng, hòa bình, khoan dung, hòa nhập, an toàn và bền vững.