Nâng cao vai trò của truyền thông trong quản lý phòng chống thiên tai

GD&TĐ - Nhân dịp kỉ niệm 72 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai Việt Nam, ngày 22 /5, tại Hà Nội, Tổng Cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố 9 tác phẩm đạt giải trong cuộc thi phim và phóng sự ngắn lần đầu tiên được tổ chức mang tên “Những sự kiện thiên tai cực đoan – Bài học quá khứ và Hành động tương lai”.

Các tác giả đoạt giải chụp ảnh kỷ niệm
Các tác giả đoạt giải chụp ảnh kỷ niệm

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy công tác truyền thông về phòng chống thiên tai để từ đó cộng đồng hiểu hơn về tác động của thiên tai và chủ động tham gia ứng phó nhằm giải thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tham dự buổi lễ trao giải có ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện UNDP, sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí, các tác giả tham gia cuộc thi cùng sinh viên của các trường đại học báo chí và truyền hình.

Sau 4 tháng công bố cuộc thi từ ngày 15/11/2017, Ban tổ chức đã nhận được hơn 78 tác phẩm từ các tác giả trên khắp mọi miền. Hầu hết các tác phẩm phản ánh các tác động nghiêm trọng của thiên tai, khó khăn, những mất mất và thiệt hại của người dân sinh sống trong khu vực hay xảy ra thiên tai, đồng thời đưa ra các giải pháp thực tế cho Chính phủ và cộng đồng. Nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người xem.

Tác giả đoạt giải Nhất với tác phẩm “Đừng đùa với thiên tai”
Tác giả đoạt giải Nhất với tác phẩm “Đừng đùa với thiên tai” 

Giải Nhất được trao cho tác phẩm “Đừng đùa với thiên tai” của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Khánh Hòa. Giải Nhì thuộc về tác phẩm “Lũ quét Mù Cang Chải – nguyên nhân hình thành và một số giải pháp” do Trung tâm Truyền hình Thời tiết và Cảnh báo thiên tai, Đài truyền hình Việt Nam; và tác phẩm “Chuyện cái ao” của tác giả Nguyễn Văn Hòa, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, còn có ba tác phẩm đạt giải ba.

Thiên tai ở Việt Nam đã diễn ra hết sức phức tạp, nhiều biểu hiện cực đoan, trái với quy luật. Trong vòng 20 năm qua, thiên tai khiến hơn 400 người chết và mất tích hàng năm. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 1 đến 1,5% GDP hàng năm. Vì vậy, việc phòng chống thiên tai là rất cần thiết.

Tác giả đoạt giải Nhì với tác phẩm “Lũ quét Mù Cang Chải "
Tác giả đoạt giải Nhì với tác phẩm “Lũ quét Mù Cang Chải "

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết: “Vai trò của truyền thông đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Thông tin dự báo và cảnh báo thiên tai cần được truyền tải kịp thời, chính xác đến người dân qua các phương tiện truyền thông khác nhau”.

Theo bà Caitlin  Wiesen, Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam, “sự kiện hôm nay công nhận vai trò quan trọng của truyền thông trong việc đưa kiến thức và kỹ năng để đóng góp vào những nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta, cả các tổ chức truyền thông, các tổ chức trong nước và quốc tế, tìm ra sáng kiến mới, thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để xây dựng khả năng phục hồi cho người dân để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tại lễ trao giải còn có tọa đàm giao lưu với các chuyên gia về các bài học quá khứ, các hành động tương lai và vai trò của truyền thông trong quản lý phòng chống thiên tai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.