Nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ văn hóa

GD&TĐ - Vừa qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp với Văn phòng Tiếng Anh khu vực - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức Hội thảo Quốc tế “Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa".

Hội thảo Quốc tế “Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa".
Hội thảo Quốc tế “Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa".

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các đại biểu trong và ngoài nước giao lưu, trao đổi kết quả nghiên cứu, phương pháp và các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực  nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa trước sự tác động của toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số và trí tuệ nhân tạo.

Hội thảo đã nhận được 61 báo cáo, trong đó có 54 báo cáo đăng kỷ yếu Hội thảo, 7 báo cáo poster và 2 báo cáo mời đến từ ĐH Queensland (Australia).

Các báo cáo gửi đến hội thảo tập trung vào các vấn đề: Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học; Ứng dụng các lí thuyết ngôn ngữ học trong giảng dạy ở trường đại học và trường phổ thông; Sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt trong lớp dạy ngoại ngữ; Đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; Biên phiên dịch;

Nghiên cứu văn hóa, văn học trong bối cảnh toàn cầu hóa; Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu văn học; Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn; Giảng dạy văn học, tiếng Việt ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Ứng dụng thiết bị/nguồn học liệu mở sử dụng kỹ thuật số trong dạy và học ngôn ngữ, văn học và văn hóa; Môi trường học ảo (Virtual learning environments); Giảng dạy và học tập trực tuyến (E-learning and teaching); Giảng dạy và học tập kết hợp (Blended/hybrid settings for language learning and teaching).

TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 phát biểu tại Hội thảo
TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội nghị, TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho biết: Hội thảo là diễn đàn để công bố những kết quả nghiên cứu mới, những phân tích, dự đoán, những dự báo khoa học của các nhà nghiên cứu, các học giả, giảng viên, nghiên cứu viên, giáo viên trong và ngoài nước về những thay đổi của việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hóa trước sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa, yêu cầu đổi mới, hội nhập và sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số.

Hội thảo cũng là dịp để cộng đồng Khoa học - Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Giáo dục cùng trao đổi, thảo luận về các giải pháp, biện pháp đối phó với những thách thức, tận dụng những lợi thế mà thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai.

Do dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp nên Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Sau phiên toàn thể, Hội nghị chia làm hai tiểu ban để tiếp tục làm việc. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã tập trung phân tích, thảo luận về các vấn đề trọng tâm như: Giáo dục ngôn ngữ; Giáo dục văn học và văn hóa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.