Nâng cao chất lượng đào tạo ngành dệt may

GD&TĐ - Ngày 20/10, Hội thảo khoa học toàn quốc về dệt may, da - giầy lần thứ 3 đã diễn ra tại Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội (HTU).

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội nghị với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực dệt, may, da - giầy.

Báo cáo tại hội nghị, TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội - cho biết, tỷ lệ nội địa hóa ngành cơ khí hiện đạt từ 15-20%, điện tử từ 7-10%, dệt may hơn 48%.

Có thể thấy, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may so với các ngành đã ở mức cao nhưng cũng đặt ra bài toán cho nghiên cứu khoa học để tiếp tục nâng cao tỷ lệ nội địa hóa này.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phát biểu tại hội thảo.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phát biểu tại hội thảo.

Cũng theo TS Hoàng Xuân Hiệp, để cạnh tranh, ngành dệt may có hai công cụ chính là năng suất - chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa cần nâng cao hơn. Thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam cần thêm công cụ nữa là xanh hóa dệt may. Các nước châu Âu đã có quy định rất rõ ràng về tỷ lệ tái chế sản phẩm… Liệu các sản phẩm dệt may, xơ sợi của Việt Nam đã "xanh". Do vậy, đây sẽ là vấn đề cần nghiên cứu sâu để để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.

PGS.TS Huỳnh Đăng Chính - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, ngành dệt may đang có nhiều cơ hội để phát triển, các cơ sở đào tạo đã và đang nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của ngành.

Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp còn hạn chế và cần có sự gắn kết để tạo thành một khối thống nhất trên toàn quốc.

TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội.

TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho biết, nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may luôn muốn cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản trị nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.

“Để làm được điều đó, cần sự chung tay, hợp tác rất chặt chẽ từ các nhà khoa học, các Trường đào tạo và các Viện nghiên cứu. Do vậy, thời gian tới rất cần thiết phải tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng đối với ngành dệt may, da giày.

PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Trên cơ sở thành công của Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da - Giầy lần thứ 1 và lần thứ 2, Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da - Giầy lần thứ 3 (NSCTEX 2022) được tổ chức tại Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Hội nghị thu hút gần 100 nhà khoa học tham gia, với 54 báo cáo khoa học được phản biện thông qua 2 vòng độc lập.

Hội nghị đánh dấu sự tiếp nối trọng trách xây dựng diễn đàn cho nhà khoa học thông báo các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Dệt, May, Da - Giầy. Hội nghị đã tạo ra cơ hội để các nhà khoa học, đồng nghiệp và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi những vấn đề thời sự liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp dệt may, da giầy.

Tại 3 phiên hội thảo chuyên đề của Hội nghị, đã có 15 báo cáo được công bố và thảo luận tại hội thảo và nhận được nhiều sự ghi nhận của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực dệt, may, da giầy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.