Chính quyền Iran trước đó đã báo cáo về vụ phóng tên lửa Simorg mang vệ tinh Zafar vào ngày 9 tháng 2. Họ nói rằng việc đưa thiết bị vào quỹ đạo đã không thành công, vì tên lửa không đạt được tốc độ cần thiết ở giai đoạn cuối cùng.
Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Iran - Mohammad Jawad Azari Jahromi tuyên bố, việc phóng vệ tinh Zafar-2 có thể sẽ được thực hiện trong tháng âm (theo lịch Gregorian, tương ứng với ngày 22 tháng 5 - 21 tháng 6).
Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục chống lại các hành động ‘liều lĩnh’ của chính quyền Iran nhằm tạo ra tên lửa đạn đạo cũng như sẽ gây áp lực để Iran thay đổi hành vi của mình.
Theo ông, việc phóng vệ tinh thành công hay không đều không quan trọng. Vấn đề là các công nghệ tạo ra tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa xuyên lục địa, gần như giống hệt với công nghệ để làm ra tên lửa không gian.
"Bất kỳ vụ phóng tên lửa không gian nào, thành công hay không, đều cho phép Iran có thêm kinh nghiệm để sử dụng các công nghệ tương tự, giúp phát triển chương trình tên lửa của nước này dưới vỏ bọc chương trình không gian hòa bình", ông Pompeo nói trong một tuyên bố bằng văn bản.
Ông lưu ý rằng, thỏa thuận năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, không thể ngăn các hành động khác, mà Mỹ coi là thù địch, của nước này bao gồm cả chương trình tên lửa. Vì vậy, chính quyền tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018.