Tuy nhiên, tình hình thế giới đã khiến Mỹ không chỉ cần ngồi lại đàm phán với các cường quốc dầu mỏ khác mà còn phải tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu.
Trang Bloomberg cho biết, các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã cắt giảm một khối lượng lớn dầu khai thác. Điều này có nghĩa là Mỹ đang thực sự phải hợp tác với Ả Rập Xê-út, Nga và các nhà sản xuất dầu lớn khác để giúp cân bằng cung - cầu trên thị trường dầu, ngay cả khi đó không phải là những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn ban đầu. Mỗi quốc gia tham gia thỏa thuận OPEC + có trách nhiệm phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình để giúp bình ổn thị trường dầu thế giới.
Trang tin nhấn mạnh rằng, hiện tại, số giàn khoan hoạt động của Mỹ còn ít hơn so với thời kỳ khủng hoảng 2014 - 2016.
Trong bối cảnh đó, truyền thông Ả Rập Xê-út cho biết, Riyadh đang dự định thực hiện chương trình an ninh lương thực. Chính quyền nước này đang quan tâm tới việc tích lũy lương thực dự trữ. Để đảm bảo an ninh lương thực, khả năng hợp tác sâu rộng với Ấn Độ đang được Ả Rập Xê-út xem xét.
Đại sứ Ấn Độ tại Ả Rập Xê-út cho biết, Ấn Độ hiện đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung dầu của Ả Rập Xê-út và Ả Rập cũng coi Ấn Độ là đối tác chính trong vấn đề an ninh lương thực. Ả Rập Xê-út đã xác định rằng Ấn Độ là lựa chọn tốt nhất để cung cấp gạo, thịt đỏ, đường, gia vị và sữa bột. Được biết, 75% gạo tiêu thụ tại Ả Rập Xê-út được nhập khẩu từ Ấn Độ.