Theo Politico, một dự thảo luật mới dự kiến sẽ được đưa ra tại Quốc hội Mỹ trong tuần này sẽ mang lại cho Georgia "một chế độ thương mại ưu đãi đặc biệt", nhưng chỉ khi Georgia thể hiện những gì mà Mỹ cho là "tiến bộ đáng kể và bền vững trong việc khôi phục nền dân chủ của mình".
Shota Apkhaidze, nhà phân tích chính trị và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo ở Caucasus, cho biết, nói chung, có vẻ như Mỹ đã áp dụng cách tiếp cận 'cây gậy và củ cà rốt' cổ điển đối với đất nước này".
"Rõ ràng là họ không phải là bạn của chúng tôi, họ không phải là đối tác của chúng tôi, hãy xem những gì họ làm, các tiến trình chính trị phát triển như thế nào, họ can thiệp một cách công khai vào mọi việc như thế nào, ngay cả trong các cuộc biểu tình trên đường phố và đời sống chính trị ở Georgia nói chung", nhà phân tích nói khi đề cập đến Mỹ.
Giờ đây, khi những nỗ lực của Mỹ nhằm kích động tình trạng bất ổn ở Georgia đã thất bại trước sự phản kháng kiên quyết của Georgia, Washington đã thay đổi chiến thuật và hiện đưa ra các lợi ích quân sự và kinh tế để đổi lấy việc Georgia chấp nhận các yêu cầu của mình.
"Có một điểm rất quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia – ý tưởng về danh dự và phẩm giá bản thân.
Nếu xã hội Georgia, giới lãnh đạo Georgia rơi vào tình trạng này, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã bán đứng chính mình", Apkhaidze giải thích.
Ông lưu ý rằng, cho đến nay, các chính trị gia Georgia không hề có ý định thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước để đổi lấy sự hỗ trợ này.
Apkhaidze cũng mô tả sáng kiến này của Mỹ là một nỗ lực nhằm can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Georgia, khi Washington tiếp tục cố gắng ngăn cản Tbilisi thông qua luật đặc vụ nước ngoài.
Luật yêu cầu các tổ chức nhận hơn 20% tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký với tư cách là "đại diện của nước ngoài", hoặc bị phạt nặng.
Tuy nhiên, phe chỉ trích cho rằng dự luật này mở đường cho hành động mạnh tay của chính quyền và có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Georgia.
Chuyên gia Apkhaidze lưu ý rằng tất cả áp lực chính trị từ Mỹ và sự bất ổn đều nhằm mục đích bôi nhọ đảng cầm quyền và lãnh đạo Georgia, cũng như những người ủng hộ chương trình nghị sự yêu nước và bảo vệ lợi ích quốc gia trước cuộc bầu cử quốc hội dự kiến vào tháng 10.
Ông nói: "Họ biết rằng họ sẽ thua; tất cả các tổ chức và đảng phái thân phương Tây này sẽ chỉ giành được tối đa 15% đến 18% phiếu. Và bây giờ, trước cuộc bầu cử, họ muốn gây bất ổn cho tình hình".
Theo nhà phân tích, đây là một chiến thuật hay: sau khi bầu cử thất bại, họ cho rằng có gian lận, kêu gọi người dân biểu tình. Như vậy, các cuộc biểu tình gần đây ở Tbilisi chẳng qua chỉ là một cuộc diễn tập.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng nhiều người Mỹ có trí nhớ rất kém.
Apkhaidze nói: "Họ không hiểu được một khía cạnh quan trọng trong tâm lý của người Gruzia. Người Gruzia, giống như bất kỳ quốc gia nào, có khả năng nhận ra thực tế khách quan. Thực tế khách quan là họ coi chúng tôi là sân sau của họ".
"Khi Mỹ và phương Tây nói chung tuyên chiến với mọi thứ có giá trị đối với chúng ta - gia đình và truyền thống, những tình cảm này tự nhiên trỗi dậy.
Họ liên tục can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta, điều này cũng thúc đẩy việc chống phương Tây ngày đang gia tăng", ông nói.