Mỹ đã hứa với EU về 15 tỷ mét khối LNG nhưng... không có

GD&TĐ - Mỹ chưa thể cung cấp đủ lượng khí đốt cho châu Âu nhằm thay thế nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga.

Mỹ đã hứa với EU về 15 tỷ mét khối LNG nhưng... không có

Các nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm của Mỹ và chính phủ nhiều quốc gia đồng minh EU đã đạt được thỏa thuận về nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga, đi kèm theo đó là loạt thỏa thuận về cấm vận và trừng phạt đối với nhiên liệu làm lạnh của Nga.

Theo hãng tin Bloomberg, Washington hứa với Brussels sẽ cung cấp thêm 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng vào cuối năm nay, nhưng chúng sẽ đến từ đâu là vấn đề nan giải.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ hiện không thể đảm bảo khối lượng lớn như vậy, đặc biệt là trong thời gian ngắn.

Hơn nữa, Washington còn nhấn mạnh nhu cầu lên tới 50 tỷ mét khối vào cuối thập kỷ này để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp khí đốt tư nhân vào thị trường châu Âu đang mờ nhạt.

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã hứa với châu Âu về lượng khí đốt mà nước này chưa có trong tương lai gần, bởi nhiều dự án đang bị đóng băng hoặc trong tình trạng trì trệ do các vấn đề pháp lý như lệnh cấm khai thác, đình chỉ khoan và sản xuất tại các giếng mới.

Châu Âu đang cố gắng đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình, cố gắng tước đi nguồn thu nhập cần thiết để tài trợ cho chiến tranh của Nga. Nhưng đây là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Nga hàng năm cung cấp cho châu Âu khoảng 150 tỷ mét khối khí đốt và 14 - 18 tỷ mét khối LNG khác thông qua hệ thống đường ống dày đặc. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nguồn cung cấp từ Nga đều khó khắc phục.

capture-cropped-13-1.jpg
Mỹ đang thất hứa với châu Âu về vấn đề an ninh năng lượng.

Trợ lý Tổng thống Mỹ về An ninh Quốc gia - ông Jake Sullivan đã phải thừa nhận rằng Nhà Trắng vẫn chưa rõ 15 tỷ mét khối này sẽ đến từ đâu. Tất nhiên các hợp đồng vẫn chưa được ký kết và những cuộc đàm phán chỉ đang được tiến hành về nguồn cung từ Qatar, sau khi Washington mua khối lượng này.

Mọi việc có lẽ chỉ thay đổi sau khi ông Trump lên nắm quyền, khi Mỹ dự kiến rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đối khí hậu, đồng thời cho phép khai thác dầu khí ào ạt trở lại.

Những cuộc tấn công hạ tầng năng lượng Nga do Ukraine thực hiện có tác động đáng kể tới thị trường quốc tế.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ