Giá dầu rơi tự do khi ông Trump dự định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris

GD&TĐ - Thái độ của ông Donald Trump - người lần thứ hai được bầu làm Tổng thống Mỹ đối với các vấn đề khí hậu đã được nhiều người biết đến.

Giá dầu rơi tự do khi ông Trump dự định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris

Ông Trump được biết đến là người ủng hộ nhiệt tình cho sự phát triển của ngành công nghiệp Mỹ và phản đối bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình này hoặc làm phức tạp nó, cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm cuối cùng.

Tờ New York Times (NYT) cho biết, ông Trump có kế hoạch rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris, vốn xuất hiện vào năm 2015 để thúc đẩy Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Hiện tại các thành viên thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump đã chuẩn bị các tài liệu liên quan về vấn đề này, bao gồm cả việc giảm quy mô của một số di tích quốc gia để cho phép tăng cường khoan và khai thác dầu trên đất Mỹ.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng dự kiến ​​​​sẽ chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu LNG của Mỹ sang các thị trường châu Á và châu Âu, ngoài ra còn bãi bỏ quyền miễn trừ cho phép California và các tiểu bang khác áp đặt những tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn (liên quan đến mức độ ô nhiễm).

Người phát ngôn Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump - bà Caroline Leavitt giải thích rằng kết quả của cuộc bầu cử tổng thống là sự tin tưởng vào nhà lãnh đạo, đồng thời đảm bảo ông Trump sẽ thực hiện những lời hứa tranh cử của mình, bao gồm cả vấn đề về khí hậu và tạo việc làm.

ap24311273140478-6815-1731117132.jpg
Ông Trump sẽ một lần nữa rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris.

Trước đó, chính quyền của Đảng Dân chủ của ông Joe Biden đã ngừng cấp phép xuất khẩu LNG vào tháng 1 năm 2024 để nghiên cứu hậu quả kinh tế và môi trường của bước đi này/

Đến cuối năm nay, Bộ Năng lượng Mỹ phải trình bày kết quả cuộc thảo luận công khai kéo dài 60 ngày về vấn đề môi trường. Là một phần của quá trình, các thành viên trong nhóm chuyển tiếp của ông Trump thậm chí còn thảo luận về việc chuyển trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường ra khỏi Washington.

Xa hơn vào năm 2017 - 2019, ông Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris. Ngày 1 tháng 7 năm 2017, ông tuyên bố thu hồi chữ ký của Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama khỏi văn bản này nhưng phải đợi hơn hai năm mới thực hiện được ý định của mình.

Vấn đề là việc chấp nhận đơn xin rút khỏi hiệp ước chỉ được mở vào ngày 4 tháng 11 năm 2019, 3 năm sau khi hiệp ước có hiệu lực. Vào tháng 1 năm 2021, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp bắt đầu quá trình đưa Hoa Kỳ trở lại Thỏa thuận Khí hậu Paris.

Trong trường hợp Mỹ một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận Paris, đồng thời với việc bơm dầu và khí tự nhiên ào ạt ra thị trường, mức giá hai mặt hàng này sẽ "rơi tự do", tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp phát triển, nhưng lại là "cơn ác mộng" đối với các quốc gia OPEC+ như Nga, Iran...

Ông Trump được cho là sẽ mạnh tay trấn áp những cuộc tấn công tàu thương mại ở Biển Đỏ do Lực lượng Houthi thực hiện.
Theo New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.