Điều gì chờ đợi Trung Đông nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

GD&TĐ - Căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran đã gia tăng trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Điều gì chờ đợi Trung Đông nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Những nỗ lực của phương Tây nhằm kiềm chế Tehran trong lĩnh vực hạt nhân, bao gồm các cuộc tấn công mạng và trừng phạt kinh tế đã phần nào trì hoãn việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, khiến Tehran phải phát triển nhiều phương pháp chiến tranh phi đối xứng.

Đặc biệt, Iran đã tăng cường hỗ trợ cho lực lượng ủy nhiệm của mình ở các khu vực như Lebanon và Yemen, cho phép họ gây ảnh hưởng đến Israel và đồng minh của Mỹ thông qua những cuộc xung đột trong khu vực.

Trong khi đó, những vụ ám sát gần đây do Israel thực hiện nhằm vào các thủ lĩnh Hezbollah và Hamas, cũng như sự suy yếu trong cơ cấu tổ chức của hai nhóm vũ trang thân Iran đã khiến hiệu quả của chiến lược mà Tehran triển khai giảm sút mạnh.

Giờ đây, Iran có thể đang chuẩn bị cho một biện pháp răn đe truyền thống hơn - vũ khí hạt nhân - khi phương tiện trên được nhận xét đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của nước này.

Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Cộng hòa Hồi giáo đã cởi mở hơn về nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) mới đây cho biết, Iran đã tiến gần đến mức làm giàu uranium lên tới 84%, gần đạt mức 90% cần thiết cho một quả bom nguyên tử.

Ngược lại, các quan chức cấp cao của Mỹ khi phát biểu trước Quốc hội đã cảnh báo rằng Tehran có thể tạo ra đủ lượng uranium được làm giàu trong vòng vài tuần, sau đó họ sẽ không dừng lại nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào vào cơ sở hạt nhân của Iran đều khó khăn do tính bảo mật cao. Mấu chốt của câu hỏi hiện nay là điều gì sẽ xảy ra nếu Iran xây dựng kho vũ khí hạt nhân.

iran-missile-exhibition.jpg
Tình hình Trung Đông sẽ thay đổi lớn nếu Iran có vũ khí hạt nhân.

Nhìn chung, nếu Cộng hòa Hồi giáo thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, nước này sẽ thay đổi hoàn toàn động lực trong chính sách đối ngoại của mình. Những kịch bản quân sự có thể bao gồm cả răn đe và đe dọa các nước láng giềng để đạt được mục tiêu chiến lược.

Các nhà hoạch định chính sách Iran có thể noi gương Ấn Độ bằng cách kiểm soát chặt chẽ kho vũ khí và chỉ sử dụng nó khi xuất hiện mối đe dọa hiện hữu đối với nước này.

Tuy nhiên, một kịch bản khác có thể xảy ra là mô hình của Pakistan, trong đó vũ khí hạt nhân chiến thuật luôn tiềm ẩn được sử dụng trên thực địa để đẩy lùi những mối đe dọa quân sự tiềm tàng.

Theo nhận xét, việc lựa chọn chiến lược sẽ quyết định cách tiếp cận của Iran trong quan hệ với Israel, Ả Rập Saudi cũng như các nước lớn khác trong khu vực.

Đặc biệt, với việc sở hữu vũ khí hạt nhân, Tehran có thể quyết định thực hiện những bước đi quyết liệt hơn trước các đối thủ ở Vịnh Ba Tư. Những đối tác lớn của Hoa Kỳ, bao gồm UAE và Ả Rập Saudi, đã bày tỏ lo ngại về khả năng điều chỉnh lại cán cân quyền lực trong khu vực.

Ngoài ra với "điểm tựa hạt nhân", Iran có thể bắt đầu tuyển dụng các lực lượng ủy nhiệm mới và tăng cường hỗ trợ cho những nhóm vũ trang hiện có. Tình hình ở các khu vực Shia của Ả Rập Saudi, chẳng hạn như Al Qativ, có thể trở thành chất xúc tác cho việc thành lập một nhóm nổi dậy do Cộng hòa Hồi giáo tài trợ.

Cần nhấn mạnh rằng người Shiite ở những khu vực này có truyền thống thù địch với chính phủ Saudi và ảnh hưởng của Iran có thể củng cố tình cảm của họ.

Chưa dừng lại đây, an ninh của các hành lang thương mại đi qua khu vực, chẳng hạn như hành lang Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu do Mỹ hậu thuẫn và những hành lang khác đi qua Cộng hòa Hồi giáo sẽ cần được xem xét lại.

Tehran - quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ bảo vệ lợi ích của mình một cách tích cực hơn và ngăn chặn việc tạo ra những tuyến đường thay thế, điều này sẽ củng cố vai trò của họ trong thương mại quốc tế.

Cuối cùng, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Trung Đông. Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã phát tín hiệu rằng họ có thể phát triển các chương trình hạt nhân của riêng mình để đáp lại khả năng răn đe hạt nhân của Iran.

Điều này nếu thành hiện thực sẽ dẫn đến sự bất ổn và xung đột gia tăng trong một khu vực - nơi leo thang vũ trang đã trở thành bình thường.

Nghịch lý về sự ổn định và bất ổn tồn tại giữa Mỹ và Liên Xô có thể sẽ lặp lại ở đây giữa Iran và Israel: một cuộc xung đột hạt nhân trực tiếp sẽ khó xảy ra, nhưng ở cấp độ vũ khí thông thường, tình hình sẽ leo thang nguy hiểm.

Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật giữa Nga và Belarus.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ