Mỹ đã bí mật vận chuyển tên lửa ATACMS tới Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều hãng thông tấn của Mỹ ngày 24/4/2024 đưa tin, Washington đã bí mật gửi cho Kiev một số lượng tên lửa ATACMS tầm xa không xác định vào tháng trước.

Hệ thống ATACMS của Mỹ đang hoạt động
Hệ thống ATACMS của Mỹ đang hoạt động

“Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật quân đội (ATACMS), với tầm bắn lên tới 300 km, đã được đưa vào gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt vào ngày 12/3/2024”, Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.

Các tờ Politico và The New York Times của Mỹ cũng xác nhận điều này.

Phát biểu với điều kiện giấu tên, quan chức Mỹ cho biết, Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS lần đầu tiên vào 16/4/2024, nhằm vào một sân bay của Nga cách tiền tuyến khoảng 165 km.

Sáng 17/4, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết, lực lượng Kiev đã tấn công căn cứ không quân ở Dzhankoy, Crimea.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về tuyên bố này.

Tổng thống Zelensky từ lâu đã kêu gọi phát triển tên lửa tầm xa hơn.

Theo quan chức giấu tên được trích dẫn trong báo cáo của Reuters, Lầu Năm Góc ban đầu phản đối, nhưng đã thay đổi quyết định sau khi Nga sử dụng tên lửa đạn đạo được cho là do Triều Tiên cung cấp, và bắt đầu nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

“Chúng tôi đã cảnh báo Nga về những điều đó. Họ đã đổi mới mục tiêu của mình”, quan chức này nói, và cho biết thêm, Tổng thống Biden được Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Charles Q Brown khuyên gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine.

ATACMS được mua từ Lockheed Martin, thay vì từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc, và được thanh toán bằng “khoản tiết kiệm”. Hoạt động này được phát hiện vào tháng 3/2024, khi một số hợp đồng quân sự được cho là đã được giao với giá thấp hơn giá thầu ban đầu.

Theo quan chức này, nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ thị cho các trợ lý của mình đưa ATACMS vào gói hàng nhưng phải giữ bí mật để bảo vệ “an ninh hoạt động và yếu tố bất ngờ” của Ukraine.

Ukraine lần đầu tiên nhận được tên lửa ATACMS tầm trung vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, quân đội Nga nhanh chóng bắt đầu bắn hạ chúng, ngăn cản kế hoạch của Ukraine nhằm làm hư hại hoặc phá hủy cầu Crimea.

Vào tháng 10/2023,Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết:

Đây lại là một sai lầm khác của Mỹ”, giải thích rằng, nếu Washington kiềm chế gửi tên lửa, thì sau này họ có thể tự coi mình là “người tốt” cho những nỗ lực ngăn ngừa những thương vong không cần thiết.

“Với việc Nga nâng cấp hệ thống phòng không để đánh chặn ATACMS, sự xuất hiện của chúng sẽ không có tác động lớn đến hoạt động chiến đấu, và sẽ chỉ kéo dài nỗi đau của Ukraine. Đó là lý do tại sao tôi gọi đó là một sai lầm”, ông Putin giải thích.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ