Mỹ chế vũ khí hạt nhân mới dành cho Nga, Triều Tiên

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, Nga tương đương với Triều Tiên trong các mối đe dọa nhằm vào Mỹ và kêu gọi nâng cấp hạt nhân.

Mỹ chế vũ khí hạt nhân mới dành cho Nga, Triều Tiên

Cách Mỹ đối phó với Nga

Theo hãng tin RT, tuyen bố trên của người đứng đầu quân đội Mỹ được đưa ra tại căn cứ Minot, Bộ trưởng Carter cho rằng, Mỹ chưa từng chế tạo bất kì loại vũ khí hạt nhân nào trong 25 năm qua, chính vì vậy, lực lượng hạt nhân của Mỹ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với cả Nga và Triều Tiên trong tương lai.

"Nga đã là cường quốc hạt nhân và vấn đề nguy hiểm hơn là Moskva tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí hủy diệt, điều này này làm dấy lên câu hỏi về sự cam kết của lãnh đạo nước này với các hiệp định bình ổn chiến lược hay thỏa thuận sử dụng vũ khí hạt nhân.

My che vu khi hat nhan moi danh cho Nga, Trieu Tien - Anh 1

Bom hạt nhân B61.

Vũ khí hạt nhân ngày nay không ở mức quy mô lớn như thời Chiến tranh lạnh mà ở mức nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn đủ sức gây ra những vụ tấn công tồi tệ bởi các nước như Nga hay Triều Tiên", ông Carter nói đầy quan ngại.

Với những nguyên nhân trên, bộ trưởng Carter cho rằng, Mỹ và NATO cần phải cách tích hợp tốt hơn các biện pháp răn đe bằng vũ khí thông thường và hạt nhân nhằm đảm bảo Mỹ lên kế hoạch và huấn luyện cũng như chiến đấu. Biện pháp này có thể khiến Nga không dám nghĩ đến việc đối đầu hạt nhân với phương Tây.

Không chỉ nói về sự nguy hiểm của Nga, bộ trưởng Carter còn tiết lộ rằng Mỹ đang có kế hoạch chi 108 tỉ USD trong vòng 5 năm tới nhằm nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình, đặc biệt là bom B61-12.

Phản ứng của Nga

Việc Mỹ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân để đối đầu với Nga đã được công khai, tuy nhiên điều đó không khiến Nga bận tâm bởi họ đã có cách đáp trả nếu tuyên bố của ông chủ Lầu Năm góc được hiện thực hóa.

Theo RIA Novosti, phiên bản n âng cấp bom hạt nhân B61-12 sẽ bắt đầu trang bị trên máy bay chiến thuật của Mỹ tại Châu Âu đến năm 2018. Nga sẽ có câu trả lời thích hợp, bắt đầu bằng trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander mang đầu đạn hạt nhân, khẳng định của Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị- tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov.

My che vu khi hat nhan moi danh cho Nga, Trieu Tien - Anh 2

Tên lửa Iskander-M.

Trước đó Cục quản lý an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã chính thức phê duyệt tiến hành chuẩn bị công nghệ cho việc sản xuất loại bom hạt nhân B61-12. Người đứng đầu của NNSA Frank Klotz khẳng định “chương trình hiện đại hóa bom nguyên tử B61-12 sẽ cho phép chúng phục vụ ít nhất thêm 20 năm nữa".

Về phía Nga có biện pháp đối phó đơn giản nhất đó là tạo ra một đầu đạn hạt nhân cho tổ hợp tên lửa Iskander, câu trả lời khác đơn giản hiệu quả hơn nhiều, Sivkov cho biết đồng thời nói thêm rằng, B61-12 là vũ khí hạt nhân chiến thuật có độ chính xác rất cao, độ lệch đến mục tiêu không vượt quá một vài mét.

Cũng theo các chuyên gia thì sự phát triển mới này sẽ cho phép tấn công có hiệu quả một vị trí nào đó được bảo vệ tốt như trạm chỉ huy, chúng có thể gây thiệt hại không chỉ xung quanh điểm rơi quả bom hạt nhân trên mặt đất mà còn sâu xuống dưới mặt đất.

“Việc sản xuất các những quả bom này sẽ mở rộng đáng kể khả năng tác chiến của máy bay Mỹ mang tên cuộc tấn công “xử trảm”, đó là sự tàn phá các khu vực của Ban Chỉ huy các cấp chiến lược.

Các phiên bản trước của những quả bom này đang được triển khai ở châu Âu và không có nghi ngờ rằng phiên bản mới này của Mỹ cũng sẽ được gửi đến đó", ông Sivkov cho biết và nhấn mạnh rằng, để đối phó với loại vũ khí chiến lược này không phải là nhiệm vụ quá khó với Nga.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ