Mỹ biến Ghostrider thành hung thần trên không

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Với việc mang theo tên lửa hành trình cùng vũ khí laser, AC-130J Ghostriders của Mỹ trở thành cỗ máy tấn công đáng sợ với bất kỳ mục tiêu nào.

Máy bay AC-130J Ghostriders.
Máy bay AC-130J Ghostriders.

Theo Đại tá Melissa Johnson thuộc Không quân Mỹ cho biết, đến năm 2024, lực lượng này sẽ tiếp nhận những chiếc cường kích hạng nặng AC-130J Ghostriders trang bị vũ khí laser có công suất lên đến 60kW.

"Một khi quá trình phát triển công nghệ laser mới thành công, nó sẽ là khởi đầu cho hàng loạt ứng dụng vũ khí laser mới của Không quân Mỹ. Chương trình sẽ được hoàn tất trước khi kết thúc năm 2024", Đại tá Mỹ nói.

Vũ khí laser giúp AC-130J có thể tung ra những đòn tấn công mà không gây ồn ào như vũ khí truyền thống. Theo tiết lộ của Đại tá Johnson, hệ thống vũ khí laser mới được định danh là SHiELD.

Vũ khí được thiết kế để vô hiệu hóa hoặc đốt cháy tên lửa tấn công của đối phương, xuyên thủng các lớp giáp thép dày hoặc đốt cháy mục tiêu. Điều đặc biệt là cùng với việc được tích hợp vũ khí laser, năng lực tấn công bằng vũ khí thông thường của AC-130J sẽ được tăng lên.

Hiện Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Mỹ (SOCOM) đang tìm kiếm dòng tên lửa tầm bắn từ 370 – 740km. Vũ khí mới của Mỹ được dự kiến lắp đặt hệ thống điện tử, cho phép nó sau khi khai hỏa vẫn liên tục định vị được mục tiêu đang di chuyển và tấn công chính xác hơn.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, ngay cả khi chưa nâng cấp, AC-130J vẫn rất đáng sợ với trang bị gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin.

Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa. Cùng với năng lực tấn công đáng sợ, trên AC-130J được trang bị một số hệ thống điện tử như thiết bị cảnh báo radar AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47.

Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng.

Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.

Ngoài ra, SOCOM cũng đang có kế hoạch cải tiến AC-130J để chúng có thể cất và hạ cánh trên mặt nước. Tính năng được cho là rất cần thiết trong điều kiện thực chiến khi các sân bay bị đối phương tấn công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.