Trong một nghiên cứu dài hạn, trẻ mới biết đi ngủ ít hơn 10 tiếng một đêm hoặc tỉnh dậy thường xuyên vào ban đêm thường có vấn đề tình cảm và hành vi lúc 5 tuổi.
Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học và tâm lý tại Na Uy dưới hỗ trợ của Bộ Y tế Na Uy. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mối liên kết giữa giấc ngủ và các vấn đề tình cảm và hành vi khi nghiên cứu nghiên cứu liên tục 32.662 trẻ em ở Na Uy.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và đánh giá suốt một quá trình của các bé khi còn nằm trung bụng, khi trẻ được 18 tháng tuổi và một lần nữa khi đứa trẻ 5 tuổi bằng cách mời các bà mẹ điền vào bảng hỏi về hoạt động của các bé lúc ngủ.
Các bà mẹ đã tích vào bảng hỏi về việc các con ngủ bao lâu trong một ngày và các bé có thức dậy trong đêm hoặc quấy khóc hay không với câu trả lời lần lượt từ "Không đúng" đến "Rất đúng".
Kết quả cho thấy, vào tháng thứ 18 của các bé, gần 60% bé ngủ đủ từ 13 - 14 tiếng mỗi ngày và khoảng 200 bé ngủ ít hơn 10 tiếng mỗi ngày. Trong đó, khoảng 3% cac bé thức dậy 3 lần mỗi đêm. Còn lại, hầu hết trẻ em tỉnh dậy một vài lần mỗi tuần hoặc ít hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra, những trẻ mới biết đi ngủ ít hơn 13 tiếng mỗi đêm thường cũng đã có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi khi lên 5 so với các bạn cùng độ tuổi. Biểu hiện là ở những phản ứng, lo âu hay trầm cảm, nặng hơn là những hành vi thể hiện ra bên ngoài để gây chú ý.
Việc ngủ đủ giấc vào ban đêm giúp trẻ có thể xử lý các cảm xúc và kiểm soát tốt hành vi của mình cũng như những hoạt động xung quanh các bé, tác giả Michelle M. Garrison của Viện Nghiên cứu Trẻ em Seattle ở Washington cho biết thêm.
|
Bé ngủ không đủ 13 tiếng mỗi ngày sẽ dẫn tới những vấn đề về hành vi và cảm xúc. |
Mất ngủ thường xuyên cũng có thể gây ra những thay đổi trong kích thích tố căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong tính cách trẻ và sức khỏe tâm thần bé, thậm chí cả của cha mẹ.
Cũng trong nghiên cứu này, may mắn là nhiều đứa trẻ dù không ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày và ban đêm vẫn quấy khóc thường xuyên vẫn có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Việc khóc vào ban đêm có thể là cột mốc quan trọng về sự phát triển cho trẻ em để có thể tự ngủ sau đó. Nếu cha mẹ ngồi ở đầu giường, lắc hoặc hát cho trẻ có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào cha mẹ trong mỗi giấc ngủ. Tốt nhất nên để trẻ tự đi vào giấc ngủ khi bé 6 tháng tuổi.
Theo chuyên gia tư vấn và tiến sĩ y khoa Judith Owens, đồng tác giả cuốn “Take Charge of Your Child’s Sleep”: “Cha mẹ cần chú ý nhiều đến giấc ngủ giống như chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và những vấn đề sức khỏe khác”.
Theo VTC