Một loạt lo ngại của EU về cuộc bầu cử Quốc hội sớm ở Pháp

GD&TĐ - Bloomberg ngày 18/6/2024 đưa tin cho biết, một loạt lo ngại đã được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội sớm ở Pháp.

EU lo ngại cuộc bầu cử sớm ở Pháp có thể làm suy yếu viện trợ quân sự cho Ukraine
EU lo ngại cuộc bầu cử sớm ở Pháp có thể làm suy yếu viện trợ quân sự cho Ukraine

Bloomberg ngày 18/6/2024 trích dẫn các nguồn quen thuộc với các cuộc thảo luận cho biết, các chính phủ EU lo ngại rằng, cuộc bầu cử Quốc hội sớm ở Pháp có thể làm suy yếu viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả kế hoạch cử giảng viên đến huấn luyện lực lượng của nước này.

Các thành viên của khối lo ngại rằng, một cuộc bỏ phiếu sớm do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau thất bại của đảng ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ làm suy yếu vai trò của ông với tư cách là một trong những người ủng hộ chính của Kiev, Bloomberg cho biết thêm.

Hãng tin này đồng thời lưu ý kế hoạch cử giảng viên quân sự tới Ukraine cũng có thể gặp rủi ro. Mối lo ngại cũng đang gia tăng về chi tiêu quốc phòng bổ sung của EU thông qua tài trợ chung - một ý tưởng mà Tổng thống Macron đã ủng hộ mạnh mẽ.

Đảng Tập hợp Quốc gia (NR), liên kết với bà Marine Le Pen và hiện do Jordan Bardella lãnh đạo, đã giành được 31% số phiếu bầu - cao hơn gấp đôi tỷ lệ của đảng Phục hưng của Tổng thống Pháp, ở mức 14,6%.

Nếu NR giành được đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp - được tổ chức thành hai vòng vào ngày 30/6 và ngày 7/7 - thì Tổng thống Macron sẽ phải dành phần còn lại nhiệm kỳ tổng thống của mình, cho đến năm 2027, với một đối thủ chính trị làm thủ tướng, và sẽ mất quyền kiểm soát một cách hiệu quả đối với chính sách đối nội.

Ông Macron là người đề xuất nhiệt thành nhất về việc NATO tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột Ukraine, kêu gọi liên minh các nước gửi huấn luyện viên quân sự đến Ukraine. Ông cũng nói rằng, các thành viên của khối không nên loại trừ việc triển khai quân trên bộ vào một thời điểm nào đó.

Tuy nhiên, Thủ tướng của NR “sẽ có quan điểm hoàn toàn đối lập với Tổng thống Emmanuel Macron về các vấn đề châu Âu, Nga, Ukraine, quốc phòng châu Âu cũng như biến đổi khí hậu", nhà khoa học chính trị tại trường đại học Sciences Po, Gilles Ivaldi, nói với Bloomberg.

Tổng thống Pháp, một người ủng hộ nhiệt thành việc hỗ trợ và trang bị vũ khí cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đã bị cựu lãnh đạo NR lâu năm Le Pen cáo buộc là “chơi chính trị với chiến tranh” và “lợi dụng” sự thù địch để thúc đẩy chương trình bầu cử của ông.

Theo Bloomberg, cam kết của ông Macron về việc gửi máy bay chiến đấu tới Kiev cũng sẽ vẫn trong tình trạng lấp lửng.

Nhà lãnh đạo Pháp thông báo rằng, Paris sẽ cung cấp máy bay chiến đấu Mirage 2000 và huấn luyện phi công Ukraine sử dụng chúng chỉ hai ngày trước khi ông giải tán quốc hội.

Những người quen thuộc với vấn đề này nói với Bloomberg rằng, sự không chắc chắn cũng đang xuất hiện đối với lời hứa của ông Macron sẽ gửi viện trợ 3,2 tỷ USD cho Ukraine và số tiền tài trợ sẽ phụ thuộc vào kết quả bầu cử.

Moscow từ lâu đã lên án phương Tây cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, và cảnh báo không gửi quân nhân nước ngoài tới Ukraine, nơi Moscow cho rằng, sẽ được coi là mục tiêu hợp pháp để tấn công.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.