Một 'đại dịch' đang phát triển mạnh tại Việt Nam

GD&TĐ - Tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường ước tính gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.

Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Ảnh minh họa
Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Ảnh minh họa

Tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường ước tính gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. Nhóm bệnh này đang chiếm hơn 73% gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam có một “đại dịch” đã tồn tại và đang phát triển mạnh là các bệnh không lây nhiễm. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - cho biết: “Bệnh không lây nhiễm là những loại bệnh mạn tính, diễn tiến âm thầm, không có căn nguyên cụ thể nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ”.

WHO xác định 4 loại bệnh không lây nhiễm chính gồm: Tim mạch, tiểu đường, ung thư, hô hấp mạn tính. Bốn căn bệnh trên gây ra gánh nặng bệnh tật cũng như tổn thất lớn nhất, có nguyên nhân chung liên quan đến hành vi. Đến năm 2018, bệnh tâm thần được bổ sung vào nhóm bệnh không lây nhiễm.

Cũng theo chuyên gia này, năm 2018, có khoảng 36 triệu ca tử vong trên thế giới do bệnh không lây nhiễm. Đáng chú ý, hơn 14 triệu ca trong đó là tử vong sớm. Các nước đang phát triển chịu gánh nặng rất lớn từ thực tế này.

“Hút thuốc lá, tăng huyết áp, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý… là những yếu tố có thể phòng tránh của bệnh không lây nhiễm. Loại bỏ các yếu tố này sẽ cứu được rất nhiều người”, bác sĩ Lâm nói.

Trong khi đó, bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - cho biết, không chỉ là gánh nặng về sức khỏe, bệnh không lây nhiễm còn gây ra những thiệt hại khổng lồ về kinh tế.

Năm 2020, ước tính bệnh không lây nhiễm đã khiến nền kinh tế thế giới tổn thất 47.000 tỷ USD.

Trong đó, các bệnh tim mạch, phổi mạn tính, ung thư, tiểu đường gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ USD, còn lại là bệnh tâm thần kinh.

Bà Angela Pratt dẫn chứng, hằng năm, thuốc lá gây thiệt hại ước tính khoảng 4,5 tỷ USD. Thuốc lá cũng là sản phẩm tiếp cận rất dễ dàng và khiến một nửa số người sử dụng tử vong.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ thuốc lá và các sản phẩm không lành mạnh cho sức khỏe (rượu bia, đồ uống có cồn…) là tăng thuế.

“Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá bắt đầu giảm dù chưa nhiều. Tôi xin chúc mừng Chính phủ và các cơ quan đã nỗ lực trong thời gian qua để đạt được kết quả này.

Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn phải nỗ lực hơn nữa để có thể cứu được nhiều mạng người hơn nữa”, bà Angela nhấn mạnh.

Bình luận

Nguyen Van Mui

Cuộc sống không như chúng ta luôn nghĩ. Có một số vấn đề khuất tất trong khâu an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cần phải làm rõ để bảo vệ giống nòi. Cách đây 4 năm tôi có quen một anh bạn đó là phó GD của một cty Hàn Quốc chuyên về sản xuất mì tôm ở Bình Dương có chia sẽ như thế này: ở các nước phát triển như Hàn Quốc tỉ lệ cho phép các chất bảo quản trong thực phẩm chỉ cho phép có thể là 0,02% nhưng ở Việt Nam vì khí hậu nóng ở các miền khác nhau nên các chất bảo quản không tuân theo nguyên tắc như cho phép định mức có thể cao gấp rất nhiều lần có thể 0,1 hoặc 0,2% hoặc hơn không chừng. Tôi lại hỏi vậy khi cơ quan về an toàn thực phẩm đến kiểm tra thì như thế nào? Anh bạn rả lời khi cơ quan... Đến kiểm tra thì sẽ có thông báo ngày giờ đến kiểm tra thì khi đó sẽ được thông báo đón tiếp... Rồi sẽ xong thôi

Thích (6) Trả lời

Nguyen Van Mui

Cuộc sống không như chúng ta luôn nghĩ. Có một số vấn đề khuất tất trong khâu an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cần phải làm rõ để bảo vệ giống nòi

Thích (2) Trả lời

Trần Văn vũ

Cần tuyên truyền và chuyển đổi vùng nguyên liệu trồng thuốc sang canh tác cây trồng khác và kiên quyết cấm sản xuất và nhập khẩu thuốc lá cũng như sản xuất pháo BÌNH ĐÀ TRƯỚC ĐÂY

Thích (1) Trả lời

Hoàng văn thụy

Cấm sản xuất thuốc lá, chứ tăng thuế thì ăn thua gì

Thích (9) Trả lời

Ông Tiên

Ao mà ô nhiễm thì cá trong ao chết hết. Đây là thực tại xã hội việt nam với thuốc là rượu bia và nhang khói... Đang âm thầm giết anh chị em họ hàng và bạn thân của Chúng Ta.

Thích (20) Trả lời

Đoàn Thị Bích

Ô nhiễm môi trường không khí nguồn nước thức ăn dung nạp vào trong cơ thể đều nguy cơ ô nhiễm và dư thừa độc tố thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng chất kích thích tăng trưởng tồn dư cao, thiếu vận động, thiếu ngủ, mất cân bằng dinh dưỡng đồ ăn nhanh dư thừa năng lượng nhưng lại thiếu dinh dưỡng, căng thẳng stress, là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến rối loạn chuyển hóa mà biểu hiện đặc các bệnh tim mạch huyết áp tiểu đường ung thư, vì thế mình chọn làm sạch cơ thể định kỳ và cân bằng dinh dưỡng chuyển hóa

Thích (9) Trả lời

Đồng Đen

Không phải khói thuốc lá mà là khí thải nhà máy từ các khu công nghiệp (địa phương nào giờ cũng có) tràn qua khu dân cư mới là tác nhân chủ yếu và không ai "dám" nhắc tới!

Thích (15) Trả lời

Nguyễn Văn Vĩnh

Nếu tôi là một quan to tôi sẽ cho bên an toàn thực phẩm mỗi một tháng đi kiểm tra sét nghiệm,tất cả các loại thực phẩm,đồ ăn,đồ uống trên toàn quốc để loại bỏ đồ ăn uống không đảm bảo an toàn cho người dân

Thích (69) Trả lời

Guest

@Nguyễn Văn Vĩnh: có rất nhiều quan cón to hơn bạn. Vấn đề ở đây là luật pháp không được thực hiện một cách đúng đắn.

Thích (3) Trả lời

Tuyền

@Nguyễn Văn Vĩnh: thực phẩm lề đường vỉa hè kiểm thế nào cho hết.

Thích (2) Trả lời

Nguyễn Xuân Hùng

Chỗ nào cũng thấy ô nhiễm từ nguồn nước. Thức ăn mỗii ngày đưa vào cơ thể đều có hoá chất độc hại từ trong nước đến nhập khẩu ôi sợ. Không ăn cũng chết ăn cũng chết

Thích (26) Trả lời

Nguyễn Thanh Toàn

Vì dục lạc danh lợi nên chúng ta chưa muốn thật là cấm

Thích (11) Trả lời

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Nguyễn Đắc Thủy - Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Phú Thọ tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đơn vị.

Lung linh 'Sắc màu du lịch Đất Tổ'

GD&TĐ - Tối 3/4, Sở VH, TT&DL Phú Thọ khai mạc Chương trình “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”, phát động hưởng ứng kích cầu Du lịch “Phú Thọ - Đi để yêu”.