Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm

GD&TĐ - Bệnh không lây nhiễm là những bệnh mạn tính, kéo dài suốt đời và là hậu quả của sự kết hợp giữa hành vi nguy cơ, yếu tố sinh học và yếu tố môi trường.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng 8/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh phát đi thông điệp "Chúng ta đang trong Tuần lễ toàn cầu Hành động vì bệnh Không lây nhiễm (6-12/09/2021). 

Bệnh không lây nhiễm là những bệnh mạn tính, kéo dài suốt đời và là hậu quả của sự kết hợp giữa hành vi nguy cơ, yếu tố sinh học và yếu tố môi trường.

Các yếu tố hành vi nguy cơ có thể thay đổi được như hút thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, ăn uống không lành mạnh và lạm dụng rượu, bia, làm tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.

Thực hiện lối sống lành mạnh, thay đổi hành vi nguy cơ rất quan trọng trong phòng chống bệnh không lây nhiễm".

Nguồn: World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam.

Nguồn: World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam.

Theo Trung tâm thanh thiếu niên Trung ương cho biết, bệnh không lây nhiễm là các bệnh không lây được từ người này sang người khác, nếu đã mắc thì phải điều trị suốt đời, nhưng bệnh có thể phòng một cách hiệu quả bằng cách thay đổi một số hành vi lối sống ngay từ khi còn nhỏ.

Một số đặc điểm của các bệnh không lây nhiễm:

Có nguyên nhân phức tạp và do nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp;

Bệnh khởi đầu âm thầm, phát triển, tiến triển kéo dài;

Không lây truyền từ người này sang người khác;

Gây rối loạn chức năng cơ thể hoặc gây tàn phế;

Không chữa khỏi hoàn toàn được và khi mắc bệnh phải điều trị suốt đời.

Các nhóm bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam:

Các bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ;

Các bệnh ung thư;

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản;

Bệnh Đái tháo đường;

Các bệnh lý sức khỏe tâm thần:

Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần do sử dụng chất nghiện, tâm thần phân liệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ