Môi trường gặp nguy hiểm vì rác thải khẩu trang

GD&TĐ - Những chiếc khẩu trang đã trở thành công cụ không thể thiếu trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng đang là mối nguy hiểm đối với động vật hoang dã, các loài chim và sinh vật biển.
Khẩu trang bị vứt bừa bãi ở khắp nơi.
Khẩu trang bị vứt bừa bãi ở khắp nơi.

Khẩu trang dùng một lần được tìm thấy rải rác xung quanh vỉa hè, sông và bãi biển trên toàn thế giới, kể từ khi các quốc gia yêu cầu người dân sử dụng chúng ở những nơi công cộng. Thực tế là, chất liệu bảo vệ mỏng của khẩu trang có thể mất hàng trăm năm để phân hủy.

Ashley Fruno thuộc nhóm bảo vệ quyền động vật PETA chia sẻ: “Khẩu trang sẽ không sớm biến mất. Nhưng khi chúng ta vứt đi, những vật dụng này có thể gây hại cho môi trường và các loài động vật”.

Tác động nặng nề nhất mà khẩu trang mang lại có thể là ở dưới nước. Các nhóm bảo vệ môi trường đã cảnh báo về rác thải khẩu trang, găng tay cao su và các đồ bảo hộ khác đã qua sử dụng. Chúng gây ô nhiễm các vùng biển và sông.

Theo nhóm môi trường OceansAsia, hơn 1,5 tỷ chiếc khẩu trang đã xuất hiện ở các đại dương trên thế giới vào năm ngoái, góp thêm khoảng 6.200 tấn rác thải ô nhiễm biển. Và, nghiêm trọng hơn, đã có những dấu hiệu cho thấy, khẩu trang đang đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển.

Các nhà bảo tồn ở Brazil đã tìm thấy khẩu trang trong dạ dày của một con chim cánh cụt sau khi xác động vật này trôi vào bãi biển. Trong khi đó, một con cá nóc ngoài khơi bờ biển Miami cũng được phát hiện chết do mắc kẹt vào khẩu trang.

George Leonard - nhà khoa học từ tổ chức phi chính phủ Ocean Conservancy có trụ sở tại Mỹ, cho biết, khẩu trang và găng tay là “vấn đề đặc biệt” đối với các sinh vật biển.

“Khi những chất đó bị phân hủy trong môi trường, chúng sẽ tạo thành các hạt nhỏ hơn. Sau đó, các hạt này sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn và tác động đến toàn bộ hệ sinh thái”, chuyên gia này cảnh báo.

Không ít chuyên gia y tế kêu gọi người dân hướng tới việc sử dụng các loại khẩu trang vải có thể tái sử dụng, nhằm ngăn chặn đại dịch.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục chọn sử dụng các loại khẩu trang dùng một lần. Bên cạnh đó, các nhà vận động cũng kêu gọi mọi người vứt khẩu trang vào thùng rác và cắt dây đeo sau khi sử dụng. Nhờ đó, giảm nguy cơ động vật bị mắc kẹt vào khẩu trang.

Trước tình trạng này, Tổ chức OceansAsia cũng đã kêu gọi chính phủ các quốc gia tăng mức tiền phạt cho hành vi xả rác và khuyến khích mọi người sử dụng khẩu trang có thể giặt được.

Theo CNA
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.