Hành vi vứt khẩu trang y tế ra nơi công cộng phải bị xử lý mạnh tay

Hành vi vứt khẩu trang y tế ra nơi công cộng phải bị xử lý mạnh tay

Mặc dù Nghị định 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nêu rõ: Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố. Thế nhưng, những ngày qua, tình trạng vứt khẩu trang y tế đã qua sử dụng vẫn xuất hiện ở nhiều tuyến đường tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn khác, nhất là thời điểm dịch Covid -19 vẫn đang hoành hành. Thực trạng này khiến không ít người lo lắng.

xu ly nghiem hanh vi vut khau trang y te ra noi cong cong hinh 1
Khẩu trang được người dân vứt bừa bãi ra ngoài đường.

“Trong phòng chống dịch hiện nay tôi rất ủng hộ phạt thật nặng những người vô ý thức bỏ khẩu trang bừa bãi. Trong khi đó có những người đã từng bị bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh nhân mắc Covid-19 phải có ý thức để khẩu trang đúng quy định. Tình hình dịch bệnh Covid-19 chúng ta nên đeo khẩu trang đúng quy cách, không vứt bừa bãi ra ngoài. Để nơi quy định để nhà dọn vệ sinh để không lây ô nhiễm môi trường xung quanh. Tự mình bảo vệ ý thức cho chính mình, bảo vệ cho toàn cộng đồng, xã hội. Tôi ủng hộ việc xử phạt phải nghiêm minh để răn đe, cho cộng đồng sạch sẽ", một người dân cho biết.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang trở nên khó lường, vừa qua, Bộ Y tế đã có khuyến cáo việc sử dụng khẩu trang, đặc biệt là các khẩu trang y tế là giải pháp cần thiết để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh. Theo các chuyên gia y tế, việc khẩu trang y tế sử dụng một lần rồi bị vứt ra đường phố không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn là nguồn phát tán, lây nhiễm nhiều loại bệnh tật, trong đó có dịch Covid-19.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế khẳng định: “Nếu ai cũng sử dụng khẩu trang y tế dùng 1 lần thì chắc chắn rác thải không biết phải xử lý như nào. Đây là nguy cơ lớn đối với vấn đề môi trường. Thứ hai sẽ trở thành vấn đề khủng hoảng nếu không hiểu. Nếu chúng ta chỉ ở nhà, không tiếp xúc vùng dịch thì hoàn toàn không phải đi mua y tế để Chính phủ phải đưa ra khuyến nghị xử phạt”.

Dưới góc độ người làm luật, Luật sư Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội phân tích: Nghị định 155 của Chính phủ ban hành năm 2016, quy định mức phạt mức tiền từ 5 triệu đến 7 đồng đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố cần được áp dụng nghiêm túc trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

“Việc vứt khẩu trang không như những rác thải thông thường vì nó liên quan đến dịch bệnh. Trong thời điểm này phạt 7 triệu. Quy định có tính chất răn đe để áp dụng. Trong trường hợp bừa bãi không thi hành thì từng quận, huyện xã nhắc nhở làm”, Luật sư Nguyễn Đăng Dung nói.

Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng việc vứt khẩu trang y tế ra công cộng là hành vi cần phải ngăn chặn, xử lý "mạnh tay", bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, mà còn là mối nguy đối với sức khỏe con người.

Đại biểu Lê Công Nhường, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định: “Khẩu trang, nhất là đối với những người nhiễm Covid-19, sử dụng xong vứt bừa bãi thì khả năng phát tán ra môi trường là khả năng cao. Nếu gặp môi trường thuận lợi phát triển thì nhân lên đối với những người tiếp xúc với khẩu trang đó. Do đó khẩu trang phải bỏ đúng chỗ và có phương pháp xử lý khẩu trang đã sử dụng để đảm bảo an toàn môi trường. Đó cũng là 1 biện pháp phòng tránh bên cạnh các biện pháp cách ly khác”.

Trước diễn biến của dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm với hành vi vứt khẩu trang đã qua sử dụng bừa bãi ra môi trường. Đối với mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức tự giác. Khẩu trang đã qua sử dụng cần vứt bỏ vào thùng rác để được xử lý đúng quy trình. Bởi vệ sinh, phòng bệnh cho cộng đồng chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình một cách tốt nhất./.

TheoVOV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ